Lợi dụng việc một số hộ dân có nhu cầu làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nguyễn Duy Dũng, nguyên là cán bộ địa chính xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An đã hứa hẹn làm giúp để chiếm đoạt tài sản.
Từ năm 2021-2022, đối tượng Trần Văn Hà đã lừa đảo ít nhất 4 nạn nhân làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với tổng số tiền 340 triệu đồng.
Các tổ chức mua nhà ở, diện tích sàn kinh doanh thương mại tại những dự án phát triển nhà ở đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư thì không quá 30 ngày làm việc sẽ được xét cấp sổ đỏ.
Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt Lê Thị Khánh, ngụ xã Phước An, 17 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo đã sử dụng thông tin cá nhân của nhiều người trên Internet để làm giả sổ đỏ, làm giả giấy tờ cá nhân, đánh tráo sổ đỏ… lừa đảo chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng của 11 cá nhân và của VPBank.
Các bị cáo trong vụ án đã dùng thủ đoạn sử dụng thông tin cá nhân của nhiều người trên mạng Internet để làm giả sổ đỏ, làm giả giấy tờ cá nhân, đánh tráo sổ đỏ... lừa đảo chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Giám đốc Công an tỉnh khẩn trương lập tổ công tác nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành.
Tòa án Nhân dân Hà Nội mở phiên tòa xét xử và tuyên án phạt 15 năm tù với bị cáo Nguyễn Thị Nhung về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và chịu trách nhiệm hoàn trả cho bị hại số tiền hơn 1 tỷ đồng.
UBNBD huyện Chư Păh yêu cầu các đơn vị tạm dừng thực hiện các giao dịch để Công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ vụ chuyển nhượng đất đai bất thường liên quan tới người dân tộc thiểu số ở huyện.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu Thanh tra thành phố chủ trì vào cuộc làm rõ vụ việc hơn 10.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) tại Sóc Sơn bị cấp sai hạn mức.
Theo Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có trách nhiệm công khai sản phẩm đưa vào kinh doanh và chỉ được bán khi đảm bảo các quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Nhung đã dùng thủ đoạn gian dối, tự giới thiệu bản thân tên là Phương, làm việc tại Văn phòng Chính phủ nên có nhiều mối quan hệ, có khả năng mua được xe thanh lý với giá rẻ.
Hiện có trên 100 hộ dân gửi hồ sơ đến Ủy ban Nhân dân huyện xin điều chỉnh hạn mức đất ở, trong đó đã giải quyết 56 hồ sơ, đang giải quyết trên 44 hồ sơ.
Mua đất tại Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều nhà đầu tư đã "rơi" tiền trước khi tìm hiểu pháp lý của mảnh đất đã mua; đến khi muốn sang tên đổi chủ, mọi người vỡ lẽ là sổ đỏ bị “vô hiệu,” thuộc diện thu hồi.
Đến đầu tháng 10/2021, trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều xã với khoảng 10.400 sổ đỏ bị vượt hạn mức đất ở; diện tích ghi trên sổ đỏ dao động từ trên 400m2 lên tới khoảng hơn 2.000m2 đất ở.
Nhiều hộ dân được cấp sổ đỏ lên tới hơn 2.000 m2 đất ở/sổ trong khi căn cứ vào các quy định hiện hành, các bộ phận chức năng của huyện Sóc Sơn chỉ có thể xây dựng phương án đền bù là 400m2 đất ở.
Sau khi vụ việc được phát hiện, bà Hồ Thị Hạnh - người đứng tên hai sổ đỏ có dấu hiệu giả mạo - đã rời khỏi nơi cư trú, đồng thời không đến Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Kon Tum làm việc.
Lưu Hoàng Hải, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đồng bọn đã làm giả sổ đỏ, thực hiện 7 vụ lừa đảo ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh miền Tây với tổng số tiền khoảng 100 tỷ đồng.
Lưu Hoàng Hải và đồng bọn tìm số điện thoại của những người đang cần bán đất, bán nhà từ nhiều nguồn khác nhau để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất photo rồi mang đi làm giả.
Phạm Thanh - từng là một "đại gia" nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng - có hành vi uy hiếp tinh thần, đánh đập để buộc bà Đào Thị Như Lệ viết và ký các giao dịch đặt cọc, xác nhận nợ.