Người dân đã tiêm chủng, khai báo thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vaccine.
Hộ chiếu vaccine điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia.
Chỉ với ba bước thực hiện từ các cơ sở tiêm chủng, hệ thống quản lý, người dân sẽ được cấp ‘hộ chiếu vaccine’ từ 15/4. Trước đó, các địa phương sẽ xác nhận thông tin tiêm chủng bằng chữ ký số từ 8/4.
Theo các cán bộ, bác sỹ tuyến cơ sở, khi số ca F0 tăng cao, phần mềm quản lý, tư vấn sức khỏe F0 tại nhà là rất cần thiết, đáp ứng mong đợi của cán bộ y tế, nhất là tại các trạm y tế xã, phường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 90 ngày tiêm mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở người tiêm cao gấp 2 lần và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng trong 6 tháng sau tiêm.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh theo hướng chỉ các công chức, người lao động có nguy cơ cao phải xét nghiệm 3 ngày/lần; các đối tượng khác do lãnh đạo cơ quan quyết định tần suất xét nghiệm.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an đã thống nhất sử dụng 3 ứng dụng cụ thể.
Người đã có "thẻ xanh" hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương được tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.
TP.HCM sẽ tổ chức tiêm chủng cho người dân từ các tỉnh, thành khác về thành phố mà chưa được tiêm đầy đủ, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai...
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 1 và bao phủ vaccine cho người từ 65 tuổi và từ 50 tuổi để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh.
Đến nay, tỉnh triển khai tiêm trên 78% số vaccine được phân bổ cho dân; dự kiến vài ngày tới, số vaccine còn lại sẽ được tiêm hết và khoảng 70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi.
Việc số hóa đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường quản trị hệ thống bệnh viện; hội nhập với thế giới và đáp ứng phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm.”
Thời gian qua Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong các công tác liên quan đến vaccine, tiêm chủng vaccine.
Từ ngày 16/10, người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ được tắm biển, tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời nhưng không tập trung quá 20 người. Dịch vụ ăn, uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thực hiện tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân trong tỉnh, phấn đấu đến tháng 4/2022 có 92% dân số từ 18 tuổi trở lên (khoảng 401.680 người) được tiêm vaccine.
Theo Bộ Y tế, người dân chỉ cần đăng ký tiêm mũi 2 tại cơ sở mong muốn qua Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia hoặc app Sổ sức khỏe điện tử và mang Giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 để cập nhật thông tin.
Tâm lý quá sốt ruột khiến nhiều người dân “quên” đi việc thực hiện 5k theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Điều này dẫn tới các rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ dễ làm lây lan và bùng phát dịch.
Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm vắc xin online cũng như việc tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử."
Phó Cục trưởng Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: "Tiêm chủng vaccine COVID-19 là hình thức tiêm tự nguyện và theo lịch tiêm; cơ sở tiêm trên địa bàn căn cứ thông tin này sẽ xác nhận lịch tiêm."
Bộ trưởng Nguyễn Thành Long cho biết trong công tác tiêm chủng, chúng tôi luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm, đảm bảo "tiêm đến đâu an toàn đến đó" trong chiến dịch tiêm lớn nhất.