Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng, không để ảnh hưởng tới nhân dân.
Hai tác nhân chính được xác định gây ra sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô lớn, ở cấp khu vực là quá trình nén tự nhiên và khai thác nước ngầm.
Vụ tai nạn xảy ra sau nhiều ngày trời mưa nên có khả năng là nền đất yếu đã gây ra vụ sụt lún đất. Ngay sau đó, nhà chức trách đã đề nghị người dân địa phương hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân.
Các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng ở xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, đang trở về dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp hàng hóa tiếp tục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, thôn 21, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, vết sụt lún có đường kính khoảng 3m, sau đó rộng dần ra; đến sáng 10/3, đường kính hố sụt lún rộng nhất lên đến hơn 6m.
Ủy ban nhân dân xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, thông báo và yêu cầu gia đình người dân ở cách hố lún sụt khoảng 30m khẩn trương tạm lánh đến nơi an toàn.
Theo Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, mực nước ngầm trong vùng bị hạ thấp từ 21-30m xảy ra trong diện rộng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sập sụt, lún nứt đất tại huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Hiện nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và ở mức gay gắt.