Theo quy định mới, bốn sản phẩm của Việt Nam là mùi tây (parsley), rau mùi (coriander leaves), húng quế (basil), bạc hà (mint) không còn bị EU áp dụng các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp.
Bộ Công Thương cho biết sau hơn 8 tháng triển khai, việc cấp chứng nhận cho từng lô hàng mỳ ăn liền xuất khẩu vào EU đã tạo gánh nặng đáng kể về hành chính và chi phí thương mại đối với Việt Nam.
Đại diện Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan khẳng định công ty không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mỳ Omachi xốt tôm chua cay cho đối tác Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện tại chỉ có 1 trường hợp liên quan đến ethylene oxide vượt ngưỡng tại Đức và nhiều khả năng lô hàng này xuất vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) từ trước.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Trung Quốc rất cao; doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với HACCP.
Theo đại diện SPS Việt Nam, đến ngày 1/3, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.776 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường này.
Kể từ ngày 1/1/2022, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ phải in mã số được Tổng cục Hải quan Trung Quốc hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
SPS vừa có văn bản gửi Cục Thú y về thông báo của EU đối với sản phẩm thịt gà của Ba Lan tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản kiểm tra và yêu cầu các nhà sản xuất có sản phẩm bị cảnh báo rà soát các khâu trong chuỗi quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 2 công văn của Bộ Công Thương về việc nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định của EU.
Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được hai cảnh báo về sản phẩm là đùi ếch đông lạnh (thu hồi sản phẩm trên thị trường Pháp) và bưởi (thu hồi sản phẩm trên thị trường Na Uy).
Theo SPS Việt Nam, quy định tiêu chuẩn của Brazil với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với các tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm LHQ và thông lệ quốc tế.