Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần áp dụng quy tắc 5K, đó là: Không tin ngay-Không vội nhấn nút thích-Không thêm thắt-Không kích động-Không vội chia sẻ.
Ủy ban Nhân dân quận 12 lên tiếng khẳng định hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội nói rằng người dân bỏ về hết vì quận tiêm vaccine Sinopharm là sai sự thật.
Thông tin Hà Nội "ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày..." là sai sự thật.
T.T.M.C, ở Cần Thơ, đã đăng tải bình luận xúc phạm lực lượng phòng, chống dịch trên mạng xã hội Facebook trong khi L.M.P đã chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
Từ ngày 22/7 đến hết 7/8, TP.HCM đã tiêm vaccine cho 2.108.186 người. Dự kiến đến hết ngày 9/8, thành phố sẽ hoàn thành tiêm chủng toàn bộ số vaccine đã được Bộ Y tế cung ứng.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cả nước đã xảy ra một số vụ chống người thi hành công vụ tại các chốt kiểm dịch y tế, đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.
Ngày 5/8, cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Bình, Vĩnh Long đã xử phạt nhiều đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19.
Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Nam phát hiện tài khoản Facebook “L.M” đăng tải thông tin một trường hợp bị dương tính với COVID-19 trên địa bàn xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm.
Lực lượng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện tài khoản Facebook cá nhân “H.D” đăng trang “Rao vặt Bảo Lộc” thông tin sai sự thật.
V.K.L (sinh năm 1989, ngụ xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) bị xử phạt 7,5 triệu đồng về hành vi sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ra quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng đối với cá nhân thông tin sai sự thật về phòng dịch khi đăng tải việc Hà Nội lập 3.000 chốt kiểm dịch trên Facebook.
Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định thông tin "Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt" là bịa đặt, sai sự thật.
Đối tượng Lê Kim Liên dùng facebook đăng video clip từ nước ngoài có nội dung tuyên truyền xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam; đăng bài viết hướng dẫn chữa COVID-19 tại nhà.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng các video clip “tự phát” phát tán tràn lan trên không gian mạng làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc
Theo Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân phường Trường Thọ đã có báo cáo nhanh về trường hợp nam thanh niên tự đốt cháy thân thể tại địa chỉ số 56 đường 2 (khu phố 8).
Bộ Y tế nêu rõ Bộ không đưa ra thông tin nghiên cứu của Singapore cho rằng COVID-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. Đây là thông tin sai sự thật.
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre phối hợp Công an tỉnh ra quyết định xử phạt một trường hợp và giáo dục, nhắc nhở một trường hợp đăng tin sai sự thật về tình hình dịch COVID-19.