Sau chuỗi 11 phiên tăng trưởng liên tiếp, VN-Index đã điều chỉnh trở lại bằng một phiên giảm điểm đi vào lịch sử, khi giảm tới hơn 75 điểm (phiên sáng 19/1).
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm, giữa bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đảm bảo thông qua gói kích thích kinh tế lớn.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) đã lập kỷ lục mới, với mức tăng 0,92% trong khi các chỉ số trên hàng loạt thị trường chứng khoán châu Á khác cũng đi lên.
Sự chuyển giao trong chính quyền Washington cũng như phát biểu của ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ về gói cứu trợ đã mang lại sự lạc quan cho thị trường chứng khoán Mỹ cũng như châu Á.
Tâm lý lạc quan về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và việc tiêm chủng vắcxin ngừa dịch COVID-19 ngày càng tăng, qua đó giúp hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong ngày 19/1.
Sáng 19/1, trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 29 mã giảm giá, trong khi chỉ có 1 mã tăng giá là ROS; hàng loạt mã lớn trong nhóm cổ phiếu dầu khí PLX, GAS, BSR, PVB, PVD, PVC, PVS... đều có mức giảm sâu.
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 18/1 dù các thị trường Hong Kong và Thượng Hải đi lên nhờ số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc năm 2020 tăng trưởng mạnh hơn dự kiến.
Việc chỉ số VN-Index có bước tăng trưởng dài trong thời gian vừa qua và đang tiến về mốc 1.200 điểm - mốc đỉnh lịch sử - khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên thận trọng.
Chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) có quan điểm khá thận trọng khi cho rằng tuần tới, VN-Index sẽ tiếp tục gặp khó trước vùng kháng cự 1.200-1.220 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 13/1 với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên tăng 1,04%, hay 292,25 điểm và Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 22,34 điểm.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á trong phiên 12/1 tăng điểm trước những hy vọng về việc thực hiện kế hoạch tiêm vắcxin ngừa COVID-19 và các biện pháp kích thích kinh tế mới của Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến thị trường hơn, triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn đang là động lực khiến động thái giải ngân từ phía nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh hơn.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đồng loạt tăng điểm phiên chiều ngày 7/1, trong bối cảnh đảng Dân chủ của Mỹ giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau cuộc bầu cử.
Đồng USD giao dịch quanh mức thấp của gần 3 năm trong phiên ngày 7/1 sau khi đảng Dân chủ tạm giành ưu thế trong cuộc bỏ phiếu vào Thượng viện Mỹ tại bang Georgia.
Sự lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2021 đã giúp các nhà đầu tư chứng khoán ở châu Á khởi động phiên giao dịch đầu tiên của năm một cách tích cực do những hành động triển khai vắcxin chống COVID-19.
Trong kịch bản tốt nhất, dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ là động lực giúp P/E thị trường năm 2021 đạt mức cao kỷ lục như mức đã đạt được trong vòng 3 năm qua.
Trong khi nền kinh tế thế giới bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19 và các lệnh phong tỏa xã hội, thị trường chứng khoán nhìn chung đã chứng kiến một năm khá tích cực nhờ nỗ lực của các chính phủ.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm đến mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh các nhà đầu tư vui mừng trước thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu.