Ngoại trưởng Latvia cho biết mỗi thành viên EU đều có hợp đồng cung ứng vắcxin COVID-19 riêng với AstraZeneca, vì vậy các nước này có thể cùng nhau kiện AstraZeneca chậm giao vắcxin theo thỏa thuận.
Hãng AstraZeneca thông báo với EU rằng họ có thể không đạt mục tiêu về lượng vắcxin được cung ứng vào cuối tháng Ba tới, trước đó hãng Pfizer cũng thông báo giảm nguồn cung vắcxin vào tháng Một.
Giám đốc điều hành RDIF, Dmitriev nhấn mạnh: "Vắcxin Sputnik V của chúng tôi hiện đã được đăng ký ở 14 quốc gia. Chúng tôi sẽ nhận được hơn 25 giấy phép lưu hành trong vài tuần tới."
Sputnik lý giải "bí quyết" để Việt Nam từ một nước nghèo đã bứt phá ngoạn mục trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, y tế, giáo dục, quân sự, ngoại giao và khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Nga hoàn toàn có thể ứng xử một cách linh hoạt trong mối quan hệ với chính quyền mới của Mỹ, nhưng Moskva vẫn sẽ có những "giới hạn đỏ".
Chương trình tiêm vắcxin ngừa COVID-19 sẽ được ưu tiên cho đội ngũ y tế tại các khu cách ly ở bệnh viện, sau đó sẽ là các bệnh nhân suy thận, ung thư và người cao tuổi.
Báo Izvestia cho biết Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua hàng loạt hệ thống robot đa chức năng phục vụ nhu cầu của quân đội trong năm nay. Đó là các thiết bị điều khiển từ xa để rà phá bom mìn Uran-6.
Chính phủ Ấn Độ cho biết từ ngày 25/1 sẽ mở rộng phạm vi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 do nước này sản xuất, mang tên Covaxin, theo đó đưa thêm 7 bang vào danh sách triển khai tiêm chủng.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary cho biết Cơ quan quản lý dược phẩm nước này đã cấp phép sử dụng vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Astrazeneca sản xuất, cùng với vắcxin Sputnik V của Nga
Moskva sẽ mở lại các viện bảo tàng và hiệu sách, trong khi thành phố Brisbane thông báo từ ngày 22/1, người dân không cần đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong phòng kín.
Chủ đề quan trọng của chương trình nghị sự là việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 trên quy mô lớn và huy động mọi nguồn lực sẵn có để hạn chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Vắcxin Sputnik V đã được phê duyệt ở các nước và vùng lãnh thổ sau Belarus, Serbia, Argentina, Bolivia, Algeria, Palestine, Venezuela, Paraguay và Turkmenistan.
Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov cho biết các nhà sản xuất nước ngoài đã ký thỏa thuận sản xuất vắcxin Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga có năng lực sản xuất khoảng 350 triệu liều mỗi năm.
Serbia đã nhận một triệu liều vắcxin của công ty dược phẩm Sinopharm và triển khai tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên gồm cảnh sát, giáo viên và binh sỹ.
Cơ quan Giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor tuyên bố vắcxin thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của nước này đạt hiệu quả 100% dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Cơ chế này sẽ giúp các quốc gia nghèo có được vắcxin trước khi sáng kiến COVAX - chương trình toàn cầu nhằm đảm bảo phân phối vắcxin COVID-19 trên toàn thế giới - có hiệu lực hoàn toàn.