Các nhà nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Mỹ nhận thấy những người mắc bệnh giảm bạch cầu lympho CD4 vô căn nặng nhất có nguy cơ cao nhất mắc bệnh liên quan đến chứng suy giảm miễn dịch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Từ đầu năm tới nay, vi khuẩn Vibrio vulnificus đã khiến 11 người tử vong và 65 người mắc bệnh tại Florida, trong đó, nhiều trường hợp đã phải phẫu thuật, thậm chí phải cắt bỏ các chi.
WHO cho rằng sự xuất hiện đột ngột của bệnh đậu mùa khỉ cùng một thời điểm tại những nước không ghi nhận bệnh này là đặc hữu cho thấy sự lây nhiễm đã diễn ra âm thầm.
Nhóm chuyên gia của WHO đã phân tích các bằng chứng mới cho thấy việc tiêm mũi duy nhất vaccine ngừa HPV có hiệu quả tương đương với phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine.
Bộ trưởng Y tế Australia cho biết các kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc Paxlovid giảm 88% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong khi dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
Các nhà đàm phán tại Quốc hội Mỹ đã nhất trí gói biện pháp chống dịch COVID-19 bổ sung trị giá 10 tỷ USD, nhưng đã bỏ chương trình hỗ trợ quốc tế khỏi gói này.
Biến thể phụ của Omicron và việc bỏ các quy định cách ly đối với gia đình có người nhiễm có thể khiến dịch bùng phát mạnh tại Australia trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia ngày 24/2 cho biết WHO đã chỉ định Indonesia là một trong những nước thụ hưởng việc chuyển giao công nghệ bào chế vaccine dựa trên mRNA.
CDC Mỹ không khuyến nghị lặp lại xét nghiệm COVID-19 cho những người đã khỏi bệnh vì nhiều người có thể tiếp tục cho kết quả dương tính trong nhiều tháng.
Theo nghiên cứu, mũi vaccine thứ ba có hiệu quả từ 69%-88% trong việc ngăn chặn nguy cơ nhập viện đối với người bị suy giảm miễn dịch bị mắc COVID-19, và 82%-97% đối với người có bệnh nền.
Đà Nẵng sẽ triển khai tiêm liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 Pfizer từ ngày 17-18/1, đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã “nâng cấp” một phương pháp được phát triển vào năm 2017 để loại bỏ và tiêu diệt virus HIV tiềm ẩn trong tế bào người - điều từ trước tới nay chưa thực hiện được.
Theo chuyên gia của Philippines, virus có thể đột biến bởi nó tồn tại lâu hơn trong cơ thể của những người chưa được tiêm chủng và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong nhiều tháng ở những bệnh nhân nhiễm HIV chưa dùng thuốc điều trị vì nhiều lý do.
Các trường hợp được tiêm liều bổ sung là người từ 50 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Charleroi, việc cung cấp kháng thể qua đường tĩnh mạch giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc Molnupiravir đã giúp giảm 30% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong với người lớn có nguy cơ cao với triệu chứng COVID-19 trong khi Ronapreve giảm 70% nguy cơ.
Để tránh sự lây lan của biến thể đã biến đổi nghiêm trọng như Omicron, điều quan trọng là phải phát hiện những người mắc bệnh có hệ miễn dịch suy yếu và cách ly cho đến khi họ không còn lây nhiễm.