Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt 2 công ty đăng ký hoạt động tại Singapore và Quần đảo Marshall trong nỗ lực tìm cách ngăn chặn Triều Tiên chuyển giao hàng hóa lách các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
SDF đã theo dõi đường bay của tên lửa Triều Tiên từ khi phóng đến khi rơi xuống và không thực hiện các biện pháp đánh chặn vì không có thiệt hại nào được dự báo trong lãnh thổ Nhật Bản.
Thế giới trong tuần trải qua nhiều biến động với những sự kiện nổi bật như Triều Tiên ba lần phóng tên lửa trong vòng một tuần, các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát...
Quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vi phạm nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Trước Nhật Bản, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cũng cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo, chưa xác định được là loại gì, về vùng biển phía Đông của nước này.
Từ ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức một loạt sự kiện tại thủ đô Washington, bao gồm các cuộc gặp giữa các nhà lập pháp Nhật Bản và Hàn Quốc để "họ có thể hiểu rõ nhau hơn."
Ngày 5/8,Triều Tiên khẳng định có quyền phát triển vũ khí hạt nhân nhằm mục đích tự vệ và loại vũ khí này là cần thiết để bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Triều Tiên có thể sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, bao gồm các biện pháp nhằm kiềm chế năng lực tấn công mạng, nếu Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân.
Quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết "đã có các cuộc thảo luận chi tiết và sâu rộng về lộ trình này tại cuộc gặp mới nhất giữa phái viên hạt nhân hàng đầu của Seoul và Washington."
Theo Viện phân tích quốc phòng Hàn Quốc, chính quyền Triều Tiên đã chi tiêu khoản tiền từ 400 triệu tới 650 triệu USD nhằm mục tiêu phát triển và thử nghiệm 33 tên lửa trong năm nay.
Hàn Quốc và Mỹ đã phóng thử 8 quả tên lửa vào "các mục tiêu khác nhau." Đây là động thái được cho là nhằm đáp trả vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Việc điều động các máy bay chiến đấu F35A trong cuộc tập trận được cho là hành động phô trương sức mạnh của lực lượng Hàn-Mỹ trước Triều Tiên, sau khi nước này phóng tên lửa đạn đạo tầm xa hôm 4/5.
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn đang phân tích vụ phóng tên lửa mới nhất này, nhưng khẳng định năng lực tên lửa của Triều Tiên sẽ gia tăng ngay cả khi vụ phóng thử thất bại.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết nước này sẽ theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của Triều Tiên sau môt loạt vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.
Nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết radar mới được lắp đặt ở miền Đông nước này là radar mảng pha tầm xa cỡ lớn dùng để giám sát các mối uy hiếp tên lửa từ Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Triều Tiên cho biết loại tên lửa được phóng ngày 24/3 là Hwasong-17, một ICBM “quái vật” mới; tuy nhiên giới phân tích cho rằng vụ phóng có thể đã xảy ra vào ngày và giờ khác.
Nhật Bản cho biết tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, đồng thời nhấn mạnh loạt vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết của LHQ.
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-kun và người đồng cấp Mỹ Wendy Sherman điện đàm sau khi Triều Tiên bắn thử 2 tên lửa dẫn đường chiến thuật ngày 18/1, vụ thử vũ khí thứ 4 trong tháng Một này.