Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các vụ phóng thử trên được tiến hành từ một bệ phóng di động trên mặt đất và nhắm trúng các mục tiêu máy bay di chuyển trên không với tốc độ cao.
Hải quân Ấn Độ đã thực hiện thành công một cuộc tấn công chính xác ở Biển Arab bằng tên lửa BrahMos được phóng từ tàu nổi với bộ dò tìm và thiết bị đẩy được thiết kế trong nước.
Lực lượng hải quân Nga, Trung Quốc và Nam Phi tham gia tập trận mang tên MOSI diễn ra từ ngày 17-27/2 gần khu vực thành phố Durban và vịnh Richards thuộc tỉnh KwaZulu-Natal.
Trong cuộc tập trận sắp tới với hải quân của Nam Phi và Trung Quốc, Nga sẽ tiến hành một nội dung huấn luyện lần đầu tiên phóng tên lửa siêu thanh Tsirkon trong một sự kiện tương tự.
Theo hãng tin TASS, ngày 25/1, Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên công bố đoạn ghi hình phóng điện tử tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu khu trục "Đô đốc Gorshkov" đóng ở Đại Tây Dương.
Nhật Bản đã công bố chương trình phát triển quân sự lớn nhất kể từ Thế Chiến 2, với kế hoạch đầu tư 320 tỷ USD để trang bị các loại tên lửa có khả năng tấn công mạnh.
Máy bay không người lái Bayraktar Akinci đã phóng tên lửa siêu thanh TRG-230-IHA đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ do Roketsan phát triển, đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 100km.
Khoản đầu tư được EC công bố ngày 5/12 sẽ hỗ trợ cho các dự án phát triển thế hệ tiếp theo của máy bay chiến đấu, xe bọc thép và tàu chiến; các công nghệ phòng thủ trong lĩnh vực không gian...
Theo bài báo trên tờ Sobh-e-Sadegh trực thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), công nghệ tên lửa siêu thanh sẽ là "nhân tố thay đổi cuộc chơi."
Israel đã ký với Mỹ một thỏa thuận, theo đó Washington sẽ hỗ trợ phòng thủ bằng tên lửa trong trường hợp xảy ra chiến tranh và quân đội hai nước thường xuyên tập trận phòng không chung.
Người đứng đầu tập đoàn công nghệ Raytheon, đối tác của Lầu Năm Góc, chỉ trích quân đội Mỹ không đủ khả năng đối phó với vũ khí siêu thanh trong trường hợp bị tấn công.
Với 2 hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD, các vệ tinh được thiết kế không chỉ nhằm phát hiện các vụ phóng tên lửa siêu thanh mà còn có thể giám sát hành trình của các loại vũ khí tiên tiến này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết Moskva đang phát triển các tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới để thực hiện các cuộc tấn công từ trên không, trên biển và mặt đất.
Các nhà lãnh đạo ba nước Mỹ, Anh và Australia cho biết họ cam kết khởi động hợp tác ba bên mới về vũ khí siêu thanh, chống vũ khí siêu thanh và năng lực tác chiến điện tử.
Sau khi Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo hồi tuần trước, Hàn Quốc và Mỹ đã ký một văn bản hướng dẫn cập nhật các kế hoạch dự phòng chung trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định một loạt các vụ thử từ đầu năm mới cho thấy "những thành tựu đáng kể" giúp củng cố "khả năng răn đe chiến tranh" của nước này.
Theo quân đội Hàn Quốc, đây là vụ phóng thứ 6 của Bình Nhưỡng trong năm nay và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) đã thông báo về vụ phóng.