Các thị trường chứng khoán châu Á đi lên nhờ nhà đầu tư đang hướng sự chú ý trở lại với nỗ lực của Fed nhằm đối phó với tình trạng lạm phát vọt lên mức cao trong nhiều thập kỷ.
Trong bối cảnh dữ liệu về thị trường lao động Mỹ giúp các nhà đầu tư tin tưởng rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất, các thị trường chứng khoán Âu-Mỹ tăng điểm trong phiên 1/6.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7 tiếp tục giảm 1,37 USD (1,97%) xuống 68,09 USD/thùng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York trong bối cảnh thị trường lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.
Việc lạm phát toàn cầu tiếp tục ở mức cao, thị trường lao động eo hẹp và kinh tế thế giới chống chịu tốt hơn kỳ vọng đã buộc các ngân hàng trung ương xem xét lại khả năng sớm cắt giảm lãi suất.
Giới phân tích dự đoán sự khởi sắc của giá dầu nhờ lực đẩy từ thỏa thuận nâng trần nợ công chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trong bối cảnh Fed có khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng Sáu.
Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận trên nguyên tắc sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, trước khi Bộ Tài chính hết ngân sách để trang trải các chi phí vào ngày 5/6.
KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 26 tháng 5 năm 2023 – Quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia – BNM) là nỗ lực nhằm ổn định đồng ringgit của Malaysia. Các chuyên gia của OctaFX tin rằng, cùng với tỷ giá hối đoái yếu, việc trợ cấp […]
Bộ Thương mại Mỹ cho biết chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 4 năm nay, thước đo lạm phát của Mỹ, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 4,2% của một tháng trước đó.
Các chuyên gia của Fed cho rằng các điều kiện tài chính bị thắt chặt sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ bắt đầu vào cuối năm 2023, sau đó nền kinh tế Mỹ có thể sẽ phục hồi với tốc độ vừa phải.
Đồng USD tăng khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn và bế tắc về trần nợ Mỹ cũng khiến tâm lý ưa thích các tài khoản rủi ro trở nên mong manh.
Theo Cục Thống kê trung ương Israel, lạm phát trong tháng 4 là 5%, gần mức cao nhất trong 14 năm qua và cao hơn so với mục tiêu từ 1-3% mà chính phủ đã đề ra từ đầu năm.
Fed khó có khả năng tăng lãi suất trong kỳ họp tới, do không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự chuẩn bị cho việc tăng lương cơ bản của Mỹ và số lượng việc làm đang tăng vượt xa dự báo.
Thị trường chứng khoán châu Âu tăng với chứng khoán Frankfurt đạt mức cao kỷ lục mới, trong khi phố Wall mất đà sau tin tức các cuộc đàm phán về trần nợ bị đình trệ.
Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm sau cuộc họp hồi đầu tháng Năm, nâng lãi suất chuẩn cho vay qua đêm lên mức 5-5,25% và báo hiệu khả năng có thể tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất.
Các nhà đầu tư đều nhất trí rằng trong năm nay, đồng USD sẽ giảm giá; điều đó làm cho thực tế đồng bạc xanh tăng 2% trong tháng Tư vừa qua trở nên đặc biệt khó hiểu.
Ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã chuyển sang sắc xanh sau bình luận mang tính khích lệ của các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ; trong khi các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau lên điểm.
Một số nhà hoạch định chính sách của ECB đã nhắc lại rằng ngân hàng trung ương này có thể cần duy trì lãi suất cao lâu hơn dự kiến trước đây, cho đến khi lạm phát cơ bản có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể.
Phát biểu tại một hội nghị ở thành phố Frankfurt (Đức), bà Bowman nêu rõ nếu lạm phát vẫn cao và thị trường lao động vẫn eo hẹp thì Fed có thể sẽ cần thăt chặt thêm chính sách tiền tệ.
BoE cho biết quyết định tăng lãi suất là cần thiết để kiểm soát lạm phát, đồng thời cảnh báo nếu có bằng chứng về lạm phát dai dẳng, việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ sẽ là cần thiết.