Xxung đột giữa Nga và Ukraine, các lệnh trừng phạt chống lại Nga của các nước phương Tây và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến giá cả trên thế giới tăng vọt.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh, trong đó thị trường Trung Quốc ghi nhận đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ đợt bán tháo do đại dịch COVID-19 gây ra vào tháng 2/2020.
Ngày 12/4, chính phủ Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ cho đến khi quốc gia này đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ khả thi.
Theo phân tích của chuyên gia, giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn nếu Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tín hiệu hành động mạnh tay hơn với việc nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Trong cả tuần, các chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq Composite giảm tương ứng 2,7%, 3,9% và 1,9% khi lợi suất trái phiếu chính phủ chạm mức cao kỷ lục mới.
Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại tổ chức tài chính High Ridge Futures cho biết căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng cùng áp lực lạm phát trên diện rộng đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.
Lạm phát tại Eurozone hiện đang ở mức cao kỷ lục 7,5% và nhiều khả năng sẽ còn tăng hơn nữa; nền kinh tế của khối hiện đang đình trệ, với tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Thông cáo báo chí của BoK cho biết Hội đồng chính sách tiền tệ đã triệu tập một cuộc họp để thiết lập tỷ giá và bỏ phiếu nâng lãi suất repo chuẩn trong 7 ngày lên mức 1,5%.
Hội đồng điều hành Ngân hàng trung ương Canada đã nhất trí tăng lãi suất chủ chốt từ 0,5% lên 1% và tuyên bố sẽ cần nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa để kìm hãm đà tăng của lạm phát.
Theo các nhà đầu tư, có gần 80% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp tháng Năm, và khoảng 55% cơ hội cho một đợt tăng nửa điểm phần trăm nữa vào tháng Sáu.
Mặc dù Fed gần đây đã quyết định tăng lãi suất cơ bản sẽ giúp giảm áp lực giá cả, song căng thẳng Nga-Ukraine và đợt bùng phát dịch cúm gia cầm đã thúc đẩy giá cả nhiều mặt hàng tại Mỹ tăng cao.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của Hong Kong, chứng khoán Sydney, Seoul, Đài Bắc, Singapore, Mumbai, Wellington, Bangkok và Manila đều giảm trong phiên 7/4.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/4, tại thị trường New York, các chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đồng loạt giảm điểm, trong đó Nasdaq có mức giảm mạnh nhất với 2,2%.
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA tức ngân hàng TW) phát đi tín hiệu sẽ xem xét nâng lãi suất sau khi Hội đồng quản trị có thêm các số liệu quan trọng về lạm phát và sự gia tăng chi phí lao động.
Vào lúc 9 giờ 02 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay không đổi ở mức 1.922,43 USD/ounce; giá vàng kỳ hạn của Mỹ nhích nhẹ 0,2% lên 1.927,50 USD/ounce.
Chiều 29/3 (giờ Việt Nam), đồng ruble được giao dịch với giá 87,98 ruble đổi được 1 USD, tức tăng 2%; có thời điểm, đồng ruble được quy đổi ở mức 87,40 ruble/USD - mức cao nhất kể từ ngày 28/2.
Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát tại Mỹ có thể tăng hơn nữa, thậm chí gây ra sự gián đoạn nhu cầu và đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.