Chủ tịch Fed Powell cho biết Fed sẽ xem xét kỹ dữ liệu việc làm (công bố ngày 10/3) và dữ liệu lạm phát vào tuần tới để quyết định liệu việc tăng lãi suất có cần chuyển sang mức cao hơn hay không.
Những phát biểu của Chủ tịch Fed trong tuần này về khả năng tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến trước đó khi các số liệu khả quan gần đây đã tiếp tục gây sức ép lên giá dầu và các tài sản rủi ro khác.
Lạm phát cơ bản trong Eurozone, không bao gồm giá năng lượng và lương thực, đã đạt mức cao kỷ lục 5,6% trong tháng Hai và ECB dường như sẽ tăng lãi suất lên mức kỷ lục 4% để phù hợp.
Dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm hơn 3% trong phiên 7/3 sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng ngân hàng này có thể sẽ cần phải nâng lãi suất mạnh hơn dự đoán.
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, quyết định giữ nguyên mức lãi suất lần này diễn ra sau 8 đợt tăng liên tiếp, khiến lãi suất cơ bản tăng 425 điểm cơ bản kể từ ngày 2/3/2022.
Các chuyên gia cho rằng bình luận của Chủ tịch Fed về mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đã khiến thị trường hoảng sợ và khiến các tài sản rủi ro, bao gồm cả hàng hóa, giảm mạnh.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất cao hơn sẽ làm làm giảm sức hấp dẫn của vàng bởi chúng làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Fed đã khiến các nhà giao dịch lo ngại trong khi trước đó mang đến hy vọng rằng Fed có thể sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Ngày 7/3, chứng khoán thế giới và giá dầu đã đồng loạt giảm khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo có thể sẽ đẩy mạnh chiến dịch tăng lãi suất để chống lạm phát.
Tâm lý bi quan về triển vọng tài chính cá nhân của người Mỹ diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cảnh báo sẽ mở rộng chiến dịch tăng lãi suất, điều đang gây áp lực lên thị trường nhà ở.
Người đứng đầu Fed cho biết những dữ liệu kinh tế mới nhất cao hơn dự kiến cho thấy mức lãi suất cuối cùng mà cơ quan này áp dụng có thể sẽ cao hơn dự báo trước đó.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3% lên 28.309,16 điểm; chứng khoán Sydney, Singapore, Seoul, Mumbai, Bangkok, Đài Bắc, Wellington và Manila đều tăng.
Với việc tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, từ 3,35% lên 3,6%, đợt tăng lãi suất lần này cũng thể hiện chu kỳ tăng lãi suất nhanh nhất của RBA kể từ năm 1980.
Thành viên Hội đồng điều hành ECB, ông Mario Centeno, cho rằng các quyết định chính sách đưa ra sau đợt tăng lãi suất dự kiến trong tháng này sẽ phải căn cứ theo dữ liệu thực tế.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo lạm phát cơ bản trong Eurozone, loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu, có thể ở mức cao ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chung giảm trong những tháng tới.
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco Mary Daly, để đẩy lùi lạm phát, việc Fed thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trong một thời gian dài hơn có thể sẽ cần thiết.
Trong khi kinh tế Mỹ và châu Âu có thể khó tránh được cú sốc suy thoái thì yếu tố Trung Quốc có thể là tín hiệu “gây nhiễu” trong bức tranh toàn cảnh thế giới.
Theo báo cáo của nhà quản lý tài sản Janus Henderson, chi trả cổ tức của các công ty trên khắp thế giới tăng 8,4% trong năm 2022 so với mức kỷ lục năm 2021, đánh dấu đà phục hồi sau đại dịch COVID-19.