Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhà chức trách đã cấp phát cho các hộ chăn nuôi gia súc 39.200 lít thuốc khử trùng, đồng thời cấm vận chuyển lợn bên trong cũng như ra ngoài địa bàn tỉnh này.
Năm 2023, Tây Ninh sẽ tập trung xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi, tạo quy trình đồng bộ từ chăn nuôi-giết mổ-tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt công tác quản lý đàn vật nuôi, quản lý dịch bệnh.
Trước xu hướng một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật đang gia tăng, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quyết liệt phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo nguồn cung thực phẩm.
Theo khuyến cáo, vaccine chỉ tiêm cho lợn từ 8-10 tuần tuổi nhưng do không có sự giám sát của cơ quan thú y, người dân đã tự ý tiêm cho tất cả các loại lợn gồm cả lợn nái, đực giống, lợn con...
Cục Thú y đề nghị Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi - các địa phương xảy ra sự cố sau tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi - tạm dừng sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC để xử lý các vấn đề phát sinh.
Nhiều đàn lợn tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sau khi tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi đã có triệu chứng bỏ ăn, nằm li bì, trong đó đã xuất hiện tình trạng lợn chết, gây thiệt hại cho người nuôi.
Ngày 26/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý sự cố tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở tỉnh.
Qua thống kê, người dân toàn tỉnh Phú Yên đã mua vaccine và tiêm cho 595 con lợn; sau khi tiêm có 131 con lợn bỏ ăn, trong đó có nhiều con lợn đã chết, tập trung chủ yếu tại huyện Phú Hòa.
Cùng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, các nông hộ nhỏ vẫn còn đó nỗi lo gặp phải rủi ro sẽ “trắng tay” khi tái đàn mà chẳng may lợn bị dịch bệnh, do đó vẫn cần có các giải pháp hỗ trợ tái đàn.
Vận chuyển lợn từ Việt Nam qua biên giới phía Bắc, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng… giữa các nước với Việt Nam.
Australia thông báo đã xuất hiện các dấu vết của virus gây bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi trên các sản phẩm thịt lợn được bày bán ở khu trung tâm thành phố Melbourne.
Trung Quốc hầu như không bị chịu tác động từ tình trạng lương thực tăng mạnh trên toàn cầu, tuy nhiên, giá thịt lợn ở nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Báo Agrarheute cho biết trong cuộc chiến chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF), Việt Nam đã phát triển được vaccine thương mại an toàn và hiệu quả đầu tiên trên thế giới chống lại dịch bệnh này.
Dự kiến việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Le Figaro nhận định việc Việt Nam hợp tác với các nhà nghiên cứu Mỹ phát triển một loại vaccine dịch tả lợn châu Phi mang lại hy vọng lớn cho ngành chăn nuôi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Vaccine được phát triển bởi Tập đoàn Dabaco, thông qua việc chuyển giao các sản phẩm sinh học từ Trung tâm nghiên cứu về bệnh do các loài ngoại lai gây ra thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Ngày 3/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao giấy phép lưu hành vaccine thương mại phòng bệnh DTLCP cho Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi và cấp phép lưu hành thương mại. Đó là vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO.