Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt trong điều kiện nuôi tái đàn, tăng đàn lợn ngày càng gia tăng.
Theo Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp lớn chiếm 35% thị phần và 65% còn lại do các hộ nhỏ lẻ cung cấp, song các hộ này đang gặp nhiều khó khăn nên nguồn cung thịt lợn đã thiếu lại càng thiếu.
Đến cuối năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát, từ ngày 23/3 đến nay, toàn tỉnh không phát sinh lợn mắc bệnh, chết do bệnh dịch.
Từ giữa tháng 4/2020 đến nay, trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, xảy ra tình trạng lợn chết hàng hoạt, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ dân, tổng số lợn bị chết gần 200 con.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lên kế hoạch thực hiện nhiều giải pháp phát triển đàn lợn để cung cấp thực phẩm cho thị trường trong bối cảnh dịch COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp.
Giá lợn hơi do Công ty cổ phần chăn nuôi CP bán ra là 70.000 đồng/kg trong khi đó, thương lái thu mua lợn tại các trang trại ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có giá từ 90.000-91.000 đồng/kg.
Theo số liệu chính thức do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá thịt lợn hơi ở Trung Quốc hồi đầu tháng 4/2020 đã giảm 2,3% so với thời điểm trước đó 10 ngày.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi lợn tại các địa phương cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Hiện Thanh Hóa có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng số 82.370 con, trong đó lợn giống được tái đàn trực tiếp tại địa phương là 48.450 con.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dự báo cuối quý 3, đầu quý 4/2020, cả nước có số lượng đàn lợn cao nhất, bằng với thời kỳ trước khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ rõ dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự; tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu của thành phố.
Một trong những nguyên nhân khiến giáthịt lợn vẫn cao là do nhiều cơ sở giết mổ, đặc biệt là người giết mổ nhỏ lẻ, không được tiếp cận được nguồn hàng trực tiếp từ doanh nghiệp xuất bán ra thị trường.
Giá lợn hơi ở nhiều tỉnh miền Bắc có hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức giá 77.000-80.000 đồng/kg; tuy nhiên, mức giá vẫn còn khá cao so với giá của các doanh nghiệp lớn bán ra.
Người chăn nuôi không nên tái đàn một cách ồ ạt mà nên tái đàn ở các cơ sở chăn nuôi đảm bảo các điều kiện chăn nuôi, đặc biệt là điều kiện về chăn nuôi an toàn sinh học.
Tốc độ tái đàn lợn trên cả nước đang rất nhanh, tăng 2 triệu con, hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 24 triệu con; cuối quý 3 đầu quý 4 có thể đạt tổng đàn như trước khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các giải pháp để ngay trong tháng Tư đưa giá lợn hơi về mức bình thường như trước khi có dịch bệnh tả lợn châu Phi (khoảng 60.000 đồng/kg).
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định hiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao.
Nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi cùng với việc đẩy mạnh tái đàn ở các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có đủ điều kiện, dự kiến hết tháng Sáu, nguồn cung thịt lợn mới có khả năng tăng mạnh.
Những thách thức như dịch bệnh, thiên tai đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chuyển đổi sản xuất, cơ cấu lại một cách toàn diện, để vừa khai thác lợi thế, vừa phát triển ổn định.