Bộ trưởng Di trú và Tị nạn Hy Lạp nêu rõ những người di cư thuộc thế hệ thứ hai sinh ra ở Hy Lạp sẽ được cấp giấy phép cư trú với thời hạn lên đến 10 năm, thay vì chỉ tối đa 5 năm như trước.
Sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ đã nới lỏng các hạn chế di chuyển của người tị nạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tìm nơi tránh trú và khuyến khích họ tự nguyện quay trở lại Syria.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Canada cam kết cùng cải thiện NORAD, cập nhật hiệp định về người xin tị nạn xuyên biên giới và thành lập lực lượng chuyên trách về chuyển đổi năng lượng trong một năm.
Ngày 24/3, tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser đã có cuộc họp với những người đồng cấp từ 5 quốc gia khác trong Liên minh châu Âu nhằm thảo luận vấn đề cải cách chính sách di cư và tị nạn.
Trưởng phái đoàn IMF đang ở thăm Liban, ông Ernesto Rigo cảnh báo: "Việc tiếp tục chính sách không hành động sẽ đẩy Liban vào cuộc khủng hoảng không có hồi kết."
Cuộc xung đột tại Ukraine kéo dài đã gia tăng gánh nặng của Ba Lan trong việc tiếp nhận người tị nạn Ukraine, mà theo số liệu chính thức có hơn 1,5 triệu người tị nạn đang tạm trú ở đây.
Người có giấy phép lao động hết hạn trong năm 2022 và 2023 sẽ có thể khôi phục quy chế lưu trú hợp pháp của họ tại Canada, ngay cả khi họ đã quá thời hạn cho phép khôi phục quy chế trong vòng 90 ngày.
Quan hệ ngoại giao giữa Ecuador và Argentina đang bùng phát căng thẳng trong bối cảnh một cựu bộ trưởng Ecuador bị kết án tham nhũng đã trốn ra nước ngoài sau 2 năm tị nạn trong Đại sứ quán Argentina
Bộ trưởng Chris Heaton-Harris cho biết những người nhập cư bất hợp pháp vào Anh sẽ bị cấm xin quy chế tị nạn và bị trả về nơi xuất phát hoặc phải chuyển đến những nước khác như Rwanda.
Để giúp người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng của động đất và giảm áp lực cho cộng đồng địa phương, UNHCR hối thúc các nước đẩy nhanh quá trình tái định cư và tiếp nhận người tị nạn Syria.
Bộ trưởng Nội vụ Italy kêu gọi Liên minh châu Âu cần áp dụng các chính sách để ngăn chặn những người tị nạn chuyển sang buôn người sau thảm họa chìm thuyền di cư ngày 26/2.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi đẩy nhanh cải cách các quy tắc tị nạn của Liên minh châu Âu (EU), vốn đang bị đình trệ, sau cái chết của ít nhất 59 người di cư ngoài khơi Italy.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã phát hiện khoảng 30 thi thể sau khi một chiếc thuyền chở người tị nạn bị đắm ở vùng biển động ngoài khơi bờ biển phía Đông Bán đảo Italy.
12.000 người đang xin tị nạn tại Anh sẽ không phải phỏng vấn trực tiếp mà chỉ cần trả lời khảo sát, tuy nhiên họ vẫn phải trải qua kiểm tra an ninh và ai không trả lời khảo sát có thể bị rút đơn.
Các tổ chức cứu trợ sẽ không cần xin cấp phép từ các nước thành viên Liên minh châu Âu để chuyển hàng hóa và dịch vụ cứu trợ cho các thực thể nằm trong danh sách bị trừng phạt tại Syria.
Hơn 39.000 người tị nạn đã đi vào Canada trong năm 2022 qua những lối mòn không chính thức, trong đó phần lớn qua tuyến đường Roxham nối Quebec với bang New York.
Dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan tị nạn EU cho thấy trong năm 2022 đã có gần 1 triệu đơn xin tị nạn được nộp vào 27 quốc gia thành viên của khối, cùng với Thụy Sĩ và Na Uy.
Các quy định mới buộc những người di cư đến Mỹ phải nộp đơn xin tị nạn trực tuyến thông qua ứng dụng CBP One của chính phủ và đặt lịch hẹn gặp nhà chức trách Mỹ.
Mohammed al-Hamo chưa từng nghĩ sẽ có lúc nghề tay trái là cắt tóc của mình được tận dụng trong khu tạm trú của những nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.