Việt Nam muốn đóng góp kinh nghiệm phát triển ở các lĩnh vực có thế mạnh vào quá trình chuyển đổi của châu Phi, đặc biệt là nông nghiệp theo mô hình hợp tác ba bên có sự tham gia của khu tư nhân.
Tuyên bố chung Yokohama 2019 khẳng định sự cần thiết của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên các quy tắc phù hợp và dành quan tâm tích cực đối với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hội nghị Quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ bảy đã chính thức khai mạc ở thành phố Yokohama của Nhật Bản với sự tham gia của các nguyên thủ và lãnh đạo nhiều quốc gia.
Nhật Bản cũng dự kiến cung cấp gói hỗ trợ phát triển trị giá trên 300 tỷ yen (2,84 tỷ USD) cho "Lục địa Đen" nhân Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 7 tổ chức tại Yokohama.
Một trong những mục tiêu của cải cách Liên minh châu Phi là đưa AU đến gần hơn với người dân, sóng các tổ chức xã hội dân sự đang quan ngại về mức chi tiêu mà các nước châu Phi nghèo đang gánh chịu.
Cam kết hỗ trợ của Nhật Bản về đầu tư hiện đang được chào đón tại châu Phi trong bối cảnh những nghi ngờ đối với các khoản tiền từ Trung Quốc đang ngày càng tăng.
Nhật Bản - hiện chỉ được xem là "người đến sau" khi tổng số vốn đầu tư của nước này vào châu Phi chỉ bằng 1/7 so với Mỹ, 1/6 so với Anh - và đang nỗ lực để thay đổi điều này.
Sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với nền kinh tế xanh sẽ đảm bảo rằng nền kinh tế xanh/đại dương sẽ là nhân tố chính cho sự chuyển đổi và tăng trưởng của châu Phi.
Việc thường xuyên áp dụng thuật ngữ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong khuôn khổ quan hệ quốc tế đương đại đã thu hút mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách và giới truyền thông.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đã nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cực đoan và khủng bố đang đe dọa sự phát triển của châu Phi, đồng thời kêu gọi Nhật Bản và cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ.
Lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh mở rộng G7 - đánh dấu sự ghi nhận đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Sáng 27/5, tại Ise-Shima, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng.
Hội nghị thượng đỉnh bảy nước công nghiệp phát triển thế giới khai mạc ngày 26/5 tại tỉnh Mie, Nhật Bản là sự kiện thu hút sự chú ý hàng đầu của dư luận quốc tế trong thời điểm hiện nay.
Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất ngân sách dành cho hoạt động viện trợ phát triển chính thức (ODA) tài khóa 2016 ở mức 552 tỷ yen, tăng 1,888% so với tài khóa 2015.
Việt Nam cam kết cử các chuyên gia giỏi về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng như các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ các nước châu Phi đảm bảo an ninh lương thực.