Với mục tiêu đưa xuất khẩu thủy sản quay lại đà tăng trưởng 10% với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 9,4 tỷ USD trong năm 2021, VASEP sẽ ưu tiên xây dựng thương hiệu tôm và cá tra Việt Nam.
Việc các địa phương kiên quyết ngăn chặn, tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài là một trong những nội dung tiên quyết để phía EC có thể xem xét gỡ “thẻ vàng."
Thời gian qua, để góp phần gỡ “thẻ vàng,” Chi cục Thủy sản Khánh Hòa đã phối hợp các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền bà con ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản.
Cà Mau là tỉnh đi tiên phong trong thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu.
Thủy sản Việt Nam xếp thứ 11 về thị phần tại EU, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Canada, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).
Hiện các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa với mặt hàng chủ lực là cá ngừ đã có mặt ở 64 thị trường trên thế giới, trọng điểm là thị trường châu Âu.
Hội nghị "Thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai thác IUU và xuất khẩu cá ngừ vào thị trường châu Âu theo EVFTA, tổ chức ngày 10/10, tại Khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá... theo quy định.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, trong thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phía EC trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cùng với việc EU từng bước kiểm soát được dịch COVID-19, thì việc EVFTA có hiệu lực từ 1/8 cũng tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU, trong đó có thủy sản.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phùng Đức Tiến, EC đánh giá cao những việc Việt Nam làm được và đã có chuyển biến rất tích cực về chống khai thác IUU nhưng họ cũng chỉ ra những “nút thắt” phải tháo gỡ.
Các đơn vị kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến; hoàn thiện hệ thống lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, đảm bảo vận hành, kết nối với trung tâm giám sát hành trình tàu cá của tỉnh.
Đã trải qua 4 lần kiểm tra quy trình thực hiện chống khai thác bất hợp pháp của châu Âu, Việt Nam vẫn quyết tâm làm tốt để đưa ngành khai thác, đánh bắt hải sản phát triển bền vững.
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, chỉ đạo phải rà soát, triển khai quyết liệt các biện pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế về chống khai thác hải sản bất hợp pháp...
Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực chống IUU từ cấp địa phương tới trung ương và hợp tác quốc tế, đồng thời việc hợp tác với Ủy ban châu Âu đóng vai trò trọng yếu để gỡ bỏ thẻ vàng IUU.
Từ tháng 1/2018 đến hết quý 1/2020, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã xử lý vi phạm hành chính 114 tàu cá của ngư dân vi phạm; tước giấy phép khai thác thủy sản 55 tàu cá.
UBND tỉnh Bến Tre xử phạt số tiền hàng trăm triệu đồng đồng thời xóa số đăng ký, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản đối với 2 chủ tàu cá, vì đã vi phạm khai thác thủy sản vùng biển nước ngoài.
Một số tàu cá ở Phú Yên có dấu hiệu tự ý tháo gỡ các thiết bị được trang bị trên tàu cá để gắn lên các tàu cá khác nhằm trục lợi chính sách hỗ trợ nhiên liệu theo Quyết định 48 của Chính phủ.