IAEA và Iran nhất trí điều chỉnh quan hệ trên cơ sở các thỏa thuận về đảm bảo an toàn, Iran cũng đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số cơ sở hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát.
Trung Quốc và Iran nhấn mạnh các lệnh trừng phạt liên quan cần phải được dỡ bỏ hoàn toàn và theo cách có thể kiểm chứng được để thúc đẩy việc thực thi đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Ngoại trưởng Qatar Abdulrahman Al Thani cho biết Mỹ đã gửi một loạt thông điệp cho Qatar để chuyển tới Iran, đồng thời lưu ý rằng các thông điệp này có liên quan đến thỏa thuận hạt nhân của Tehran.
Iran cho biết họ sẵn sàng kết thúc các cuộc đàm phán về JCPOA trên cơ sở gói dự thảo thỏa thuận, vốn là kết quả của nhiều tháng đàm phán căng thẳng, nhưng sự sẵn sàng này không phải là vĩnh viễn.
Ngoại trưởng Nga Lavrov nêu rõ: "JCPOA không có giải pháp thay thế nào hợp lý. Chúng tôi coi việc suy đoán về 'kế hoạch B' và các lựa chọn không thể chấp nhận khác là hành vi vô trách nhiệm."
Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu, EU phải giữ liên lạc cởi mở và khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran trên cơ sở của các cuộc đàm phán ở Vienna.
Tổng giám đốc IAEA nêu rõ thỏa thuận hạt nhân cần phải được khôi phục, và vẫn còn khả năng đạt được mục tiêu này, dù còn phụ thuộc vào các bên đàm phán.
Nghị quyết do Anh, Pháp, Đức và Mỹ đề xuất yêu cầu Iran nhanh chóng hợp tác với cuộc điều tra về các dấu vết hạt nhân được phát hiện tại 3 cơ sở mà Tehran chưa từng công bố.
Người phát ngôn Nhà Trắng, ông John Kirby, khẳng định Mỹ luôn mong muốn các bên có thể đạt được đồng thuận để khôi phục JCPOA, song cho rằng điều này là bất khả thi trong tình hình hiện nay .
Theo Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, hoạt động làm giàu urani được thực hiện theo Đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt," được Quốc hội Iran thông qua tháng 12/2020.
Iran tái khẳng định việc Mỹ tôn trọng các cam kết, bao gồm dỡ bỏ cấm vận và không phá vỡ các thỏa thuận đã ký, rất quan trọng đối với Tehran trong các cuộc đàm phán về việc khôi phục JCPOA.
Tổng thống Mỹ và Pháp thảo luận về Ukraine cũng như các nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran; trong khi lãnh đạo Mỹ-Nhật Bản thảo luận về hiện đại hóa liên minh an ninh của hai nước...
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, nhấn mạnh vẫn còn một số vấn đề bất đồng cần được giải quyết nhưng tất cả các nước đều quan tâm đến JCPOA.
Trung Quốc nhìn nhận mối quan hệ với Iran từ góc độ lâu dài và mang tính chiến lược, đồng thời Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường phối hợp và thông tin chiến lược với Tehran.
Với ý chí chính trị mạnh mẽ, Iran sẵn sàng từ bỏ một số "lằn ranh đỏ" để ưu tiên các lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, triển vọng hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn rất mong manh.
Iran, Trung Quốc và Nga - 3 cường quốc chống Mỹ- đều có chung một mục tiêu đó là tìm cách phá hủy trật tự Á-Âu do Mỹ hậu thuẫn, thay thế nó bằng một hệ thống phù hợp với lợi ích chính trị của họ.
Ngày 11/9, một quan chức Israel tiết lộ nước này không cho rằng các bên liên quan sẽ đạt được thỏa thuận khôi phục JCPOA trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.
Ngày 11/9, Thủ tướng Israel Yair Lapid đã lên đường tới Đức trong nỗ lực ngoại giao mới nhất của ông nhằm thuyết phục các cường quốc phương Tây từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.
IAE cho biết trữ lượng urani làm giàu ở mức 60% của Iran dưới dạng uranium hexafluoride hiện nay ước đạt 55,6kg, gần đạt mức chế tạo vũ khí - đủ để sản xuất bom nguyên tử.