Đây là vắcxin thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người, sau vắcxin Nanocovax, của Công ty Nanogen thử nghiệm trên người giai đoạn một từ ngày 10/12/2020.
Theo lãnh đạo Công ty Nanogen, sau khi thử nghiệm trên người thành công, công ty sẽ sản xuất thử nghiệm khoảng 2 triệu liều vắcxin, với các dạng như tiêm, xịt mũi, nhỏ mắt để phù hợp với từng độ tuổi.
WHO đang chờ nhận được dữ liệu về vắcxin Sputnik V của Nga và sẽ công bố các kết quả một cách rộng rãi nếu sản phẩm được đưa ra đánh giá đáp ứng được những tiêu chuẩn để đưa vào danh sách.
Loại vắcxin phòng bệnh COVID-19 do hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90% trong giai đoạn 3 thử nghiệm trên người.
Công ty dược phẩm BioNTech thông báo đang lên kế hoạch ấn định giá của vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới dưới mức giá thông thường trên thị trường.
Vắcxin này được thiết kế để kích hoạt các kháng thể chống lại các khu vực hoạt động cụ thể trên protein hình gai của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Đây là nghiên cứu đột phá, cho phép sản xuất HILOS có hiệu quả ngay trong ngày cấy ghép đầu tiên, đưa con người tới gần hơn tới việc đưa phương pháp điều trị này vào thực tiễn.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những nghi ngờ rằng vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của nước này không an toàn là vô căn cứ và bắt nguồn từ sự cạnh tranh.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng vấn đề mấu chốt là phải có một sản phẩm an toàn và được kiểm nghiệm hơn là việc trở thành nước đầu tiên sở hữu một loại vắcxin.
Người phát ngôn của WHO nhấn mạnh quá trình thông qua chất lượng vắcxin đòi hỏi việc xem xét và đánh giá nghiêm ngặt tất cả dữ liệu an toàn và hiệu quả.
Tập đoàn dược phẩm BioNTech của Đức thông báo Nhật Bản đã ký thỏa thuận với tập đoàn này để đặt mua 120 triệu liều vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Từ ngày 27/7, Nga bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên người loại vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Viện Công nghệ sinh học quốc gia Vector ở vùng Siberia sản xuất.
Vắcxin do ĐH Oxford và AstraZeneca phát triển là một trong số ít nhất 100 loại vắcxin COVID-19 đang được nghiên cứu trên toàn thế giới, trong đó có ít nhất 23 loại đang được thử nghiệm trên người.
Vắcxin phòng COVID-19 của BioNTech và Pfizer được đánh giá là hứa hẹn nhất trong 4 vắcxin thử nghiệm dự kiến được tiến hành với 30.000 người khỏe mạnh tại Mỹ và châu Âu cuối tháng Bảy này.
Công ty Clover cho biết quá trình thử nghiệm với sự tham gia của khoảng 150 người lớn cho ra dữ liệu an toàn ban đầu cũng như nghiên cứu vắcxin kết hợp với tá dược của công ty Dynavax.
Bộ Kinh tế Đức ngày 15/6 cho biết chính phủ nước này sẽ đầu tư 300 triệu euro vào công ty dược phẩm sinh học CureVac để cùng nghiên cứu tìm kiếm vắc-xin chống dịch COVID-19.
Có tới 10.260 người lớn tuổi và trẻ em sẽ được lựa chọn tham gia thử nghiệm khi Đại học Oxford mở rộng độ tuổi người được tiêm vắcxin và thu hút một số tổ chức đối tác trên khắp nước Anh.