Mặc dù người dân đã bắt đầu mua sắm ngay trong những ngày đầu của Năm mới nhưng sức mua bắt đầu tăng từ mùng 5 Tết; giá các mặt hàng thực phẩm ở các chợ dân sinh nhỉnh hơn ở các siêu thị một chút.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa đề xuất kế hoạch tiêm phòng COVID-19 một liều duy nhất cho người dân vào mùa Thu hàng năm.
Giá các mặt hàng này nhìn chung ổn định so với ngày cuối năm và lượng cung đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, không có sự tăng giá đột biến ở các hàng hóa dịch vụ thiết yếu.
Hội chợ Tuần lễ Xanh Berlin được nối lại sau 2 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, thu hút rất đông khách tham quan để nắm bắt các xu hướng của ngành thực phẩm và nông nghiệp.
Hải sản bền vững, đạm thực vật, các sản phẩm chức năng, côn trùng, rong biển hay chất thải thực phẩm được nhận định là những xu hướng về thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong năm 2023.
Sáng 21/1 (tức 30 Tết Nguyên đán), thị trường các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, hoa quả… đều tăng giá, sức mua tăng gấp 3-4 lần so với những ngày trước.
Bánh chưng khi để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt; với bảo quản bằng hút chân không bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày.
Lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí thúc đẩy và sẽ không kéo dài nên BoJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.
Ngày Tết, việc chuẩn bị nhiều loại thực phẩm và dự trữ lâu ngày khiến thực phẩm dễ bị hỏng. Để giữ cho thực phẩm tươi lâu và đảm bảo an toàn, vệ sinh, mọi người cần bảo quản thực phẩm đúng cách.
Giá lương thực-thực phẩm tại New Zealand trong tháng 12 năm ngoái tăng mạnh là do tất cả các mặt hàng đều tăng, trong đó giá rau và trái cây tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng các sản phẩm điều trị xương khớp, huyết áp, tiểu đường... chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành.
Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu dịp Tết tăng trung bình từ 15%-30%, đồng thời đẩy mạnh bán hàng qua kênh online phục vụ người dân.
Sử dụng thực phẩm chay dần trở thành một xu hướng tiêu dùng mới, bởi vậy mà nhu cầu mua sắm các loại thực phẩm chế biến từ nguyên liệu chay ngày càng tăng cao, đặc biệt là vào dịp cận Tết Nguyên đán.
Bình quân mỗi ngày đêm, có hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản... từ một số tỉnh lân cận trung chuyển qua các chợ này để cung cấp cho thị trường Thủ đô, tăng 20-25% so với ngày thường.
nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm Tết, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục “bơm” ra thị trường 12.000 sản phẩm Tết cùng những chương trình giảm giá, tặng quà hấp dẫn.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chỉ đạo phải kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng chợ tự phát “ăn theo” các chợ đầu mối trên địa bàn nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng thực phẩm...
Theo tục lệ của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày mà người dân cúng lễ, tiễn ông Công ông Táo về trời. Năm nay, thị trường thực phẩm, đồ lễ đa dạng và giá cả tăng nhẹ ở một số mặt hàng.
Hội chợ có 200 gian hàng thu hút sự tham gia của 130 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của Hà Nội và 16 tỉnh, thành trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng nông sản thực phẩm.