Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire xác nhận do sự phản đối của một số nước, trong đó có Mỹ, Saudi Arabia và Ấn Độ, các cuộc thảo luận không thể tiến triển và cơ hội thành công đang trở nên mỏng manh.
Gần 140 nước đã nhất trí áp mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia bằng cách cam kết áp một mức thuế bổ sung đối với lợi nhuận các công ty này thu được ở các nước có mức thuế thấp hơn.
Các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết.
Ba Lan cho rằng cần có một liên kết ràng buộc về pháp lý mạnh mẽ hơn giữa thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu với nguyên tắc đánh thuế thu nhập dựa trên doanh thu tại thị trường.
Các biện pháp để Mỹ thực hiện thỏa thuận trên có thể sẽ bao gồm dự luật ngân sách nhượng bộ, trong đó có cả đề xuất chi tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thỏa thuận này sẽ đặt ra một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp.
Bộ trưởng Tài chính Đức, Anh và Pháp lạc quan rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ đạt được thỏa thuận về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu.
Thỏa thuận về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã nhận được sự đồng thuận của 130 nền kinh tế nhằm giúp chính phủ các nước thu thêm thuế từ các công ty lớn.
Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo G7 nhấn mạnh sự hợp tác này sẽ "tạo ra một sân chơi vững chắc hơn," giúp tăng thu thuế để hỗ trợ đầu tư và chấm dứt tình trạng trốn thuế.
Goldman Sachs ước tính rằng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ chỉ làm giảm từ 1-2% so với ước tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong năm 2022.
Bộ Tài chính Mỹ đề xuất áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ở mức ít nhất là 15%, thấp hơn nhiều so với mức thuế tối thiểu 21% đối với thu nhập từ nước ngoài của các công ty đa quốc gia của Mỹ.