Chính phủ vừa ban hành 15 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế.
Chính phủ vừa ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Chile giai đoạn 2022-2027.
Bộ Tài chính khẳng định việc điều chỉnh này sẽ không tác động đến sản xuất trong nước do mức điều chỉnh không lớn nhưng sẽ tác động giảm giá mặt hàng xăng dầu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Theo Nghị định số 51/2022/NĐ-CP, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.
Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, làm tốt công tác dự báo và tiếp tục cân đối sử dụng công cụ tài chính linh hoạt, hiệu quả để hạn chế trường hợp tăng giá đột biến.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của một số cơ quan đề nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung.
Hàng hóa nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam, trừ hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Theo Nghị định 83/2021/NĐ-CP, Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất 0% cho phía Campuchia gồm 31 mặt hàng như gia cầm sống, thịt và phụ phẩm gia cầm, chanh, lúa gạo, chế phẩm chứa thịt lợn...
Theo Bộ Tài chính, việc giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với thép thành phẩm cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng để vừa góp phần thúc đẩy ngành thép phát triển vừa bình ổn thị trường trong nước.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2020-2023, có hiệu lực từ ngày 20/5 tới.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hong Kong giai đoạn 2019-2022 (thuế suất AHKFTA).