Đều là các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, hoạt động bằng thiết bị điện tử, nhưng hai dòng sản phẩm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử khác biệt nhau về nguyên liệu và mức độ ảnh hưởng cộng đồng.
Nếu thuốc lá điện tử chịu sự kiểm soát của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá như thuốc lá điếu thì các cơ quan ban ngành chức năng đã có thể xử phạt các hành vi vi phạm.
Rào cản lớn nhất trong quản lý thuốc lá thế hệ mới không phải là khoảng trống pháp lý mà chủ yếu đến từ nhận thức khác nhau của các cơ quan tham mưu chính sách về thuốc lá thế hệ mới.
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Y tế, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới làm căn cứ giúp công tác quản lý Nhà nước về thuốc lá hiệu quả hơn.
Các chuyên gia cho rằng trong khi thị trường hàng lậu chưa từng hạ nhiệt, việc áp dụng thí điểm kinh doanh đối với một số sản phẩm thuốc lá thế hệ mới là cơ sở cần thiết để đánh giá toàn diện.
Nhiều chuyên gia cho rằng với tình trạng thị trường chợ đen thuốc lá thế hệ mới ngày càng lộng hành như hiện nay, nếu không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài khó khắc phục.
Đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý cũng là cách giúp Bộ Y tế bớt gánh nặng giải quyết các hệ lụy sức khoẻ cộng đồng do thuốc lá điếu hoặc do vấn nạn ma túy trá hình dưới vỏ bọc thuốc lá điện tử.
Thuốc lá điếu vẫn là cám dỗ lớn nhất trong các sản phẩm thuốc lá đối với giới trẻ. Tại nhiều nước, thuốc lá điếu được quản lý chặt chẽ, hạn chế mua bán cho trẻ em vị thành niên và có mức giá rất cao.
Thuốc lá thế hệ mới không an toàn tuyệt đối như việc cai thuốc hoàn toàn, mà chỉ giảm tác hại, nhờ ứng dụng công nghệ làm nóng để chiết xuất nicotine, thay vì đốt cháy điếu thuốc thông thường.
Thuốc lá điếu là sản phẩm nằm ở vị trí cao nhất trên chuỗi nguy cơ, nghĩa là gây hại lớn nhất, do đó, nhiều chuyên gia y tế kêu gọi người nghiện thuốc lá chuyển đổi sang các giải pháp giảm tác hại.
WHO liên tục cảnh báo tính gây hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vì ngoài nicotin, các sản phẩm này còn chứa các chất gây hại có trong thuốc lá điếu dù ở hàm lượng thấp hơn.
Hiện FDA đã cho phép kinh doanh đối với một số sản phẩm thuốc lá không khói (hay còn gọi thuốc lá thế hệ mới) dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng giảm tác hại hơn so thuốc lá điếu.
Tất cả các sản phẩm thuốc lá dù dưới hình thức nào, đều không được phép tiếp cận đến những đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, những người không nghiện hoặc đã cai thuốc lá thành công.
Bộ Công Thương cho biết đang nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý đối với các loại thuốc lá thế hệ mới, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Luật hiện hành và thông lệ quốc tế.
Dù có nằm trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá thì vẫn không thể để giới trẻ mua thuốc lá làm nóng “dễ như mua rau” như tình trạng thuốc lá điếu hiện nay.
Hiện trong 66 thị trường đã thương mại hóa thuốc lá làm nóng, có hơn 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong lĩnh vực thuốc lá, nhiều nghiên cứu khoa học về các sản phẩm không khói như thuốc lá làm nóng đang khiến người dân thay thế dần hành vi hút thuốc lá điếu.
Việc thiếu quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá nói chung, và thuốc lá không khói nói riêng, sẽ càng làm tăng tỷ lệ buôn lậu mà trong đó thiệt hại lớn nhất chính là thất thu thuế.
Theo chuyên gia, thuốc lá làm nóng được xem là “dạng khác” theo định nghĩa tại Điều 2.1 của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và cần phải đưa vào quản lý theo luật hiện hành.