Từ ngày 30/5-2/6, ngành y tế Cao Bằng đã tiêm mũi 4 vaccine cho trên 4.200 người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao. Đến nay, sức khỏe những người được tiêm đều ổn định.
Đến nay, tỉnh Long An đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi là trên 4,1 triệu người; trong đó mũi 1 đạt 100%; mũi 2 đạt 100%; mũi bổ sung đạt 94%.
Ngày 29/5 là ngày thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm mới theo ngày dưới 20.000 ca và là mức thấp nhất trong các ngày Chủ nhật trong hơn 4 tháng qua.
Theo Bộ Y tế, đến ngày 4/5/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được khoảng 215 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%.
3.800 tình nguyện viên từ các nước Australia, Indonesia, Mông Cổ tham gia chương trình thử nghiệm mũi tăng cường liều thấp nhằm củng cố hệ miễn dịch, giúp giảm các tác dụng phụ và đảm bảo nguồn cung.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 215.022.051 liều trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.089.135 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.377.112 liều...
Đối với những người từ 16-64 tuổi, mũi thứ ba của vaccine giúp tăng 69% hiệu quả phòng ngừa biến thể Omicron trong khi tỷ lệ này ở nhóm người được tiêm 2 mũi vaccine là 43%.
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi người dân Campuchia đi tiêm mũi 3 để củng cố miễn dịch cộng đồng và đảm bảo tiến trình hướng đến mở cửa hoàn toàn đất nước không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Công bố nghiên cứu mới đây của Pfizer cho thấy việc tiêm 3 mũi vaccine của hãng này có thể tạo ra sự bảo vệ ở những trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 trước sự tấn công của biến thể Omicron.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng Tư; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.
Sau các ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 18/4, tính đến nay, tổng số trường hợp không qua khỏi vì COVID-19 tại thành phố Thượng Hải là 10 người.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy phản ứng miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi khỏi bệnh mạnh hơn nhiều so với những người tiêm vaccine nhưng không có tiền sử mắc bệnh.
Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DCD) Thái Lan Opart Karnkawinpong cho biết kế hoạch này là nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho học sinh trước khi khai giảng năm học mới.
Theo thông báo của Bộ trưởng Y tế Malaysia, những người trên 60 tuổi có bệnh lý nền có khả năng mắc COVID-19 nặng hơn, do đó có thể tiêm mũi tăng cường thứ hai.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết trong thời gian tới, Bộ này sẽ triển khai chương trình Khuyến khích người cao tuổi có bệnh lý nền tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai phòng COVID-19.
Hơn 90% người Hàn Quốc ở độ tuổi 60 trở lên đã được tiêm mũi 3 (mũi tăng cường) nhưng vẫn được khuyến nghị tiêm mũi 4 vì tác dụng của vaccine bắt đầu giảm đi đáng kể khoảng 2 tháng sau mũi 3.
Ngày 8/4, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, khoảng 9 tháng sau khi họ tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19.
Các vấn đề mà chuyên gia đang nỗ lực tìm hướng giải quyết bao gồm tần suất cập nhật vaccine để chống lại các biến thể mới, vaccine cần phải hiệu quả tới mức nào mới được phê duyệt.