Các trang web của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bị tấn công vào ngày 12/2. Hiện các chuyên gia an ninh mạng của NATO đang khẩn trương điều tra vụ việc.
Trang mạng của nhiều sân bay, giao diện trực tuyến của Chính phủ Đức, trang mạng của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã bị tin tặc tấn công và Killnet đã nhận thực hiện các vụ tấn công này.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới đã tăng 42% so với năm 2021 và thiệt hại trung bình của mỗi vụ đã tăng lên 4,35 triệu USD, từ mức 4,24 triệu USD của năm 2021.
Trong vòng hơn 1 tháng, hãng viễn thông Optus, công ty dịch vụ viễn thông Dialog, hãng bán lẻ trực tuyến đồ uống Vinomofo, công ty bảo hiểm Medibank... đã bị tin tặc đánh cắp thông tin khách hàng.
Tin tặc đã đề cập đến khoản doanh thu 9 tỷ AUD (6 tỷ USD) của hãng viễn thông Optus và khẳng định 1 triệu USD chỉ là con số nhỏ mà hãng này cần phải trả để chuộc số dữ liệu bị đánh cắp.
Sau thông báo đe dọa trên ứng dụng Telegram, nhóm tin tặc Killnet đã vô hiệu hóa trang mạng của các công ty đường sắt Tokyo Metro Co. và Osaka Metro Co. trong tối 7/9.
Cổng thông tin điện tử chính phủ Nhật Bản đã phải hứng chịu cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) và không thể truy cập được từ khoảng 16h30 giờ địa phương và vẫn bị gián đoạn cho đến tối.
Vụ tấn công được phát hiện từ ngày 30/5, việc truy cập hệ thống đã bị hạn chế từ ngày 13/6 khi các chuyên gia cho biết bảo mật hệ thống đã bị thủng; hiện chưa xác định được các đối tượng xâm nhập.
Theo báo der Spiegel (Tấm gương), trang web của nhiều cơ quan an ninh, các bộ và nhiều chính trị gia Đức đã bị tin tặc thân Nga tấn công và có lúc không thể truy cập.
Phần mềm độc hại của tin tặc có thể ảnh hưởng đến một loại thiết bị được gọi là bộ điều khiển logic có thể lập trình được (PLCs) do Schneider Electric và tập đoàn OMRON sản xuất.
Nhật báo Haaretz của Israel dẫn một nguồn tin của Cục Quản lý không gian mạng quốc gia Israel cho rằng đây là vụ tấn công mạng lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào nước này.
Một nhóm tin tặc có liên hệ với nhóm Anonymous tuyên bố đã xâm nhập và vô hiệu hóa hệ thống liên lạc của Roscosmos, tuy nhiên tập đoàn vũ trụ của Nga đã bác bỏ hoàn toàn thông tin này.
Các công tố viên Bỉ đã mở cuộc điều tra về vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ sở dầu khí ở các cảng của nước này, bao gồm cả Antwerp - cảng lớn thứ hai châu Âu sau cảng Rotterdam của Hà Lan.
Tin tặc đã xâm nhập hệ thống máy tính của Trung tâm Giam giữ Metropolitan ở bang New Mexico khiến toàn bộ hệ thống nhà tù bị ngắt kết nối, camera an ninh và cơ chế đóng mở cửa tự động bị vô hiệu hóa.
Việc tấn công này là sự cố rò rỉ dữ liệu lần thứ 2 của BKAV trong vòng 4 tháng trở lại đây khiến người dùng đặt dấu hỏi về hãng bảo mật tự xưng "hàng đầu Việt Nam."
Thủ phạm đã liên lạc với bộ phận khách hàng, giả mạo là một bên được ủy quyền và yêu cầu nhân viên công ty cung cấp quyền truy cập vào hệ thống máy tính hỗ trợ khách hàng.
Hai tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ thông báo trong nửa đầu năm 2021, có khoảng 590 triệu USD đã được chi trả cho các vụ nghi là tin tặc tấn công đòi tiền chuộc.
Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm danh tính, số an sinh xã hội và thông tin liên lạc của những người đã tới xét nghiệm COVID-19, cũng như danh tính và thông tin liên lạc của y bác sỹ, kết quả xét nghiệm.