Các nhà khoa học theo dõi diện tích băng biển dao động hằng năm và theo mùa vì băng biển ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái vùng cực của Trái Đất và đóng một vai trò đáng kể đối với khí hậu toàn cầu.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa chấn Quốc gia Indonesia cho biết trận động đất xảy ra vào khoảng 8h30, với độ sâu chấn tiêu 109km, tại vị trí cách huyện Kepulauan Talaud 40km về phía Đông Nam.
Sau khi được đưa đến Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston (Mỹ), mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu sẽ được chia nhỏ để gửi đến khoảng 200 nhà khoa học tại 60 phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.
Đây là mẫu vật lớn nhất thu thập được từ trước đến nay trên một tiểu hành tinh và là mẫu vật tiểu hành tinh thứ 3 được mang về Trái Đất phân tích, sau hai sứ mệnh tương tự của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản.
Theo kế hoạch, tàu thăm dò OSIRIS-REx sẽ đưa mẫu vật, được thu thập từ tiểu hành tinh Bennu gần 3 năm trước đây, trở về Trái Đất tại sa mạc ở bang Utah, miền Tây nước Mỹ.
Các nhà khoa học tin rằng việc quan sát bề mặt của hành tinh này có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về khả năng sinh tồn và sự tiến hóa của các hành tinh đá, giống như Trái Đất.
Một hội nghị khí hậu cấp địa phương sẽ diễn ra trong khuôn khổ COP28, nhằm ghi nhận vai trò của các thành phố và chính quyền địa phương trong việc ngăn ngừa thảm họa sinh thái.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mexico, nhà nghiên cứu UFO tự xưng Jaime Maussan đã trưng bày hai thi hài và khẳng định đây là lần đầu tiên sự sống ngoài Trái Đất được thể hiện dưới dạng này.
Tàu Thiên Châu-5 của Trung Quốc được phóng lên vũ trụ tháng 11 năm ngoái, mang theo hàng tiếp tế lên Trạm Vũ trụ Thiên Cung, đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất vào sáng 12/9.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng năm thứ 11 liên tiếp, đạt mức kỷ lục mới là 101,2mm so với mức trung bình năm 1993 khi các vệ tinh bắt đầu ghi số liệu.
Theo Phó Giám đốc Cơ quan Theo dõi Biến đổi khí hậu EU, Samantha Burgess, các tháng 6, 7, 8 vừa qua là giai đoạn ấm nhất trong gần 120.000 năm, tức là gần như toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người.
Sau khi đi vào quỹ đạo đầu tiên thành công ngày 3/9, tàu Aditya-L1, tàu thăm dò Mặt Trời đầu tiên của Ấn Độ, đã thực hiện thành công lần di chuyển thứ 2 vào quỹ đạo Trái Đất.
Bốn phi hành gia trở về Trái Đất lần này, gồm hai nhà du hành thuộc NASA, một nhà du hành người Nga và một nhà du hành UAE, đều có thể trạng khỏe mạnh khi tiếp đất và không xảy ra sự cố nào.
SpaceX đã đưa 13 vệ tinh quân sự lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Falcon 9 với mục đích giám sát các vụ phóng tên lửa và cung cấp thông tin liên lạc quân sự toàn cầu.
Tàu thăm dò Aditya-L1 sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất, sau đó sẽ khai hỏa hệ thống đẩy và hướng tới điểm Lagrange 1 (L1) giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Ngoài khám phá bí ẩn vành nhật hoa, tàu Aditya-L1 cũng sẽ quan sát lóa Mặt Trời và cơn phun trào vành nhật hoa (CME), vụ nổ mạnh có thể ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất.
Năm 2023, Trái Đất chịu tác động rõ rệt bởi tình trạng biến đổi khí hậu, dẫn tới nhiệt độ toàn cầu tăng cao, với tháng 7 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Các nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra đã làm gia tăng trung bình 25% số vụ cháy rừng ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tại thủ đô Hà Nội, nhiều người dân đã cùng nhau đến Hồ Tây để ngắm Trăng Xanh. Nhiều người cho biết đây là Siêu Trăng lớn nhất và đẹp nhất họ từng được chứng kiến.