Chuyên gia Nga cho biết: “Trung Quốc thể hiện trình độ cao và sự phát triển nhanh chóng trong ngành vũ trụ, và những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực này đang ngày càng trở nên đáng chú ý hơn."
3 phi hành gia của Trung Quốc đã được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung, trong đó điều đặc biệt là lần đầu tiên có sự tham gia của phi hành gia dân sự trong sứ mệnh trên tàu vũ trụ.
Đúng 23h08 theo giờ địa phương, tàu Thần Châu-15 đã được phóng từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F.
Sáng 12/11, tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y6 được phóng từ bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc và mang theo tàu chở hàng Thiên Châu-5 lên trạm không gian.
Hệ thống quản lý giao thông không gian đang theo dõi và ước tính mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B-Y4 sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất vào ngày 5/11 và có thể ảnh hưởng đến Thái Lan.
Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) ngày 1/11 cho biết module thí nghiệm Mộng Thiên của nước này đã ghép nối thành công với tổ hợp trạm vũ trụ Thiên Cung.
Trung Quốc ngày 31/10 đã phóng module thí nghiệm Mộng Thiên lên quỹ đạo, qua đó đưa việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung của nước này đi vào giai đoạn hoàn tất.
Vấn Thiên là module thí nghiệm đầu tiên của Thiên Cung, tức nơi thực hiện các thí nghiệm khoa học trong vũ trụ, đồng thời đóng vai trò dự phòng cho module lõi Thiên Hòa.
Cơ quan vũ trụ liên bang Nga cho biết quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc có tính chiến lược, vì vậy Roscosmos có kế hoạch phát triển hợp tác với Trung Quốc trong các chuyến bay vào không gian.
Trong sứ mệnh kéo dài 6 tháng, 3 nhà du hành đã hoàn thành hai chuyến đi bộ ngoài không gian, thực hiện nhiều thí nghiệm, lắp đặt các thiết bị và thử nghiệm công nghệ cho các nhiệm vụ trong tương lai.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc (CMSA), Thiên Hòa là module lõi của trạm vũ trụ hình chữ "T" mang tên Thiên Cung mà Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm nay.
Phi hành gia Vương Á Bình đã rời khỏi trạm vũ trụ Thiên Cung để thực hiện hoạt động đi bộ ngoài không gian và không gặp bất cứ vấn đề nào khi liên lạc với trung tâm kiểm soát tại Trái Đất.
Tàu vũ trụ Thần Châu-13 đưa 3 phi hành gia lên sống và làm việc ở trạm không gian Thiên Cung trong 6 tháng, hành trình dài nhất từ trước đến nay của các phi hành gia Trung Quốc trên quỹ đạo Trái Đất.