Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo sau khi xem xét lại dữ liệu, Tokyo kết luận rằng hệ thống radar của nước này đã xác nhận nhầm một vật thể nhân tạo là tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng ngày 19/10.
Theo KCNA, SLBM kiểu mới được phóng từ cùng tàu ngầm "8.24 Yongung" đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm đầu tiên cách đây 5 năm.
Nhiều nhà phân tích đã kết nối việc Triều Tiên sử dụng cụm từ “vũ khí chiến lược” trong tuyên bố sau vụ phóng hôm 12/9 với ý định trang bị vũ khí này với đầu đạn hạt nhân trong tương lai.
Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chia sẻ đánh giá về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và nhất trí hợp tác chặt chẽ với nhau về cách thức phản ứng những vấn đề này trong tương lai.
Tổng thống Moon Jae-in đưa ra tuyên bố chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên bắn thử một loại tên lửa phòng không mới, tiếp sau vụ phóng tên lửa từ tàu hỏa và vụ phóng tên lửa siêu vượt âm.
Theo KCNA, tên lửa này do Học viện khoa học quốc phòng Triều Tiên phát triển và mục đích vụ phóng thử nhằm khẳng định tính thực tiễn trong hoạt động của bệ phóng, radar.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này mong muốn quan hệ ngoại giao nghiêm túc và bền vững với Triều Tiên nhằm tăng cường an ninh của Mỹ, các đồng minh và lực lượng đồn trú ở nước ngoài.
Sau khi KCNA thông báo về vụ phóng thử Hwasong-8 tại Toyang-ri, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết tên lửa siêu thanh mới này đang ở giai đoạn đầu phát triển.
Chuyên gia lo ngại tên lửa siêu thanh của Triều Tiên, bay với tốc độ ít nhất Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh), rất khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.
Quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh lập trường của Chính phủ Hàn Quốc là duy trì thúc đẩy hòa bình và các mối quan hệ liên Triều trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại và hợp tác.
Tuyên bố nêu rõ vụ phóng này của Triều Tiên "vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và gây ra mối đe dọa đối với các nước láng giềng, cũng như cộng đồng quốc tế."
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Triều Tiên lại thử tên lửa vào lúc này? Đây chỉ là một hành động khiêu khích và đe dọa hay là để khẳng định lập trường phải thừa nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân?
hành động của Triều Tiên là mối đe dọa với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời là mối đe dọa đối với thế giới, nhất là các nước làng giềng của Triều Tiên như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Vụ phóng hôm 15/9 là cuộc thử nghiệm "hệ thống tên lửa trên tàu hỏa mới," được trung đoàn tên lửa đường sắt tiến hành, với mục tiêu ở khoảng cách 800km và đã thực hiện thành công.
Ủy ban Thường vụ Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc đã họp khẩn nhằm phân tích thông tin về tên lửa của Triều Tiên cũng như các biện pháp đối phó của Seoul trong tương lai.
Bộ trưởng Vương Nghị nêu rõ Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tìm kiếm một tiến trình hướng tới giải pháp chính trị cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại.
Trang web 38 North của Mỹ chuyên giám sát Triều Tiên cho biết một ụ tàu tại xưởng đóng tàu Sinpo của Triều Tiên nằm ở bờ biển phía Đông gần đây đã được chuyển vị trí dọc theo cầu tàu phóng tàu ngầm.
Theo nguồn tin ngoại giao, ủy ban này, gồm đại diện từ 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đã đưa ra quyết định điều tra vụ thử tên lửa hôm 25/3 của Bình Nhưỡng, sau khi họp kín ngày 26/3.
Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nhấn mạnh các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cho thấy rõ mối đe dọa mà chương trình vũ khí bất hợp pháp của nước này gây ra cho các nước láng giềng.