Công ty CP Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam giới thiệu đã trồng hơn 600ha sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum nhưng thực tế là "trồng trên giấy," chưa có hécta nào trồng trên thực địa.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Ngọc Sâm, đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khắc phục tình trạng chia cắt, cô lập, hỗ trợ người dân ở Tu Mơ Rông.
Ngày 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum xuất hiện mưa lớn khiến nhiều điểm bị sạt lở, một số nhà dân bị tốc mái, giao thông bị ách tắc.
Bố mẹ đi làm vắng nhà, các em Y Miên và Y Xấu Xí (cùng 5 tuổi, trú thôn Kon Hnông, xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã ra ao cá gần nhà để chơi và không may bị đuối nước.
Tại phiên chợ, du khách có thể an tâm mua sắm vì những mặt hàng được đảm bảo chất lượng, đặc biệt là sâm Ngọc Linh được cơ quan chức năng thẩm định và kiểm soát chặt chẽ.
Dù không trồng sâm Ngọc Linh nhưng ngày ra mắt trụ sở, Công ty cổ phần đầu tư sâm Việt Nam vẫn tuyên bố tung ra hàng nghìn sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh.
Trước việc công bố trồng sâm trên... giấy, dư luận nghi vấn về nguồn gốc số lượng sâm củ của Công ty Sâm Việt Nam có trồng ở vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh hay từ nơi khác đưa vào?
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của các thầy cô giáo và các em, đã vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
Câu chuyện về cô giáo Hồ Thị Thùy Vân gây xúc động bởi sự đóng góp thầm lặng tại Tu Mơ Rông, một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông, cho biết trên địa bàn huyện xảy ra nhiều điểm sạt lở làm năm xã bị chia cắt, cô lập hoàn toàn; huyện đã di dời hơn 200 người ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ngoài những điểm sạt lở cũ vừa mới khắc phục, dọc tuyến đường Quốc lộ 40B - con đường xung yếu của huyện, tình trạng sạt lở xảy ra nhiều, nước chảy mạnh, tràn lên mặt đường.