Hội thảo trong khuôn khổ Đại hội CSCAP là cơ hội để các học giả và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và quốc tế đánh giá thách thức, cơ hội trong việc duy trì môi trường hòa bình khu vực.
Tại cuộc họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác song phương theo khuôn khổ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức và bàn thảo Kế hoạch Hành động Việt Nam-Đức giai đoạn 2019-2021.
Các học giả Ấn Độ và Việt Nam tái khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông với thương mại và hàng hải quốc tế, có 9/10 cảng container bận nhất thế giới nằm ở khu này; lượng hàng hóa đạt 5.000 tỷ USD.
Chuyến thăm đã lập dấu mốc mới cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, đưa quan hệ Đối tác chiến lược song phương trở nên ngày càng thiết thực, hiệu quả và toàn diện hơn.
Các Lãnh đạo đánh giá cao quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc phát triển ấn tượng trong 30 năm qua, trải rộng ở các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, giao lưu nhân dân.
Việt Nam và Australia nhất trí đẩy mạnh hợp tác nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều trong thời gian sớm nhất.
Tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác hàng đầu.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tái khẳng định cam kết hướng đến hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực thông qua việc tôn trọng các nguyên tắc luật pháp quốc tế.
Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, ASEAN trước hết phải tăng cường gắn kết nội khối nhằm tạo sự đồng thuận, sức mạnh tập thể để ứng phó linh hoạt và chủ động với những tác động từ bên ngoài.
Các đại biểu cho rằng "chiến thuật vùng xám" thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh.
Chiều 7/11, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề: “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” đã chính thức khép lại với nhiều kết quả được ghi nhận.
Theo thạc sỹ Hoàng Việt, nếu Việt Nam muốn các quốc gia khác lên tiếng ủng hộ vấn đề Biển Đông thì bản thân Việt Nam cần phải lên tiếng một cách mạnh mẽ và công bố thông tin cần thiết cho quốc tế.
Hội thảo khuyến khích một cách nhìn rộng mở về Biển Đông như là vùng biển kết nối các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các nước trong và ngoài khu vực, duy trì sự tôn nghiêm của luật pháp quốc tế.
Yêu sách của Trung Quốc liên quan đến các vùng biển ở Biển Đông mà nước này gọi là "đường chín đoạn" đã đi ngược lại quy định của UNCLOS 1982 và không có hiệu lực pháp lý.
Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng với ý thức trách nhiệm cao nhất để đảm nhiệm vai trò này.
Hội thảo Biển Đông được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá những diễn biến mới nhất, nhận diện các động lực chi phối và tìm kiếm biện pháp hiệu quả để quản lý, giải quyết tranh chấp.
Đêm 4/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận "búa Chủ tịch ASEAN” từ Thủ tướng Thái Lan và công bố chủ đề cùng một số định hướng lớn của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Với tư cách nước điều phối, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu chính, đánh giá toàn diện quan hệ Đối tác Chiến lược và hợp tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước Mekong, khẳng định quan hệ này đã góp phần quan trọng cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở Mekong và ở cả Đông Nam Á.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Hoa Kỳ thể hiện trách nhiệm, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong định hình cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ.