Các đánh giá phân tích cho rằng thị trường có thể đang bước vào nhịp điều chỉnh thông thường sau đó, sẽ tích lũy lại để củng cố sức mạnh chuẩn bị cho nhịp tăng mới trong thời gian tới.
Thanh khoản toàn thị trường đạt tới hơn 27.316,5 tỷ đồng (tương ứng hơn 1,1 tỷ USD theo tỷ giá hôm nay) đã giúp VN-Index dễ dàng vượt mốc 1.220 điểm; là mức điểm cao nhất trong hơn 10 tháng qua.
Dòng tiền lớn vẫn “cuồn cuộn” chảy vào thị trường chứng khoán, với thanh khoản đạt gần 21.042 tỷ đồng giúp chỉ số VN-Index có phiên tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp để vượt mốc 1.200 điểm.
Bộ ba cổ phiếu họ Vingroup là VIC tăng 2,9%, VHM tăng 4,6%, VRE tăng 2,3%, có sức nâng đỡ rất lớn đối với VN-Index, giúp chỉ số này tăng 4,73 điểm lên 1.173,13 điểm.
Giá lợn hơi tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg ở cả ba miền đã mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp chăn nuôi, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi đang có xu hướng giảm rõ rệt khi nguồn cung tăng lên.
Tăng mạnh nhất trong tháng là mã XDC (Công ty Xây dựng Công trình Tân Cảng) có giá đóng cửa cuối kỳ đạt 999.900 đồng, tăng 818% so với cuối tháng trước. Xếp sau là mã HAF (Công ty Thực phẩm Hà Nội).
Chốt phiên giao dịch ngày 5/6, VN-Index tăng 6,98 điểm lên 1.097,82 điểm, HNX-Index tăng 0,53 điểm lên 226,56 điểm trong khi UPCOM-Index tăng 0,15 điểm lên 84,11 điểm.
Trong phiên 23/5, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 605 tỷ đồng trên HOSE và 4,85 tỷ đồng trên UPCOM. Phiên đầu tuần, khối này đã bán ròng 470 tỷ đồng và cuối tuần trước là 268 tỷ đồng.
Thị trường diễn biến tích cực khi hàng loạt mã cổ phiếu tăng giá. Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp ngân hàng, chứng khoán, dầu khí ngập trong sắc xanh.
Sau thông tin này EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% so với giá hiện hành, cổ phiếu doanh nghiệp điện đồng loạt tăng, trong bối cảnh thị trường chung đi xuống.
Kết phiên 27/4, VN-Index giảm 1,17 điểm xuống 1.039,63 điểm, HNX- Index tăng 0,02 điểm lên 205,86 điểm, trong khi UPCOM-Index giảm 0,59 điểm xuống 77,42 điểm.
LSS tăng kịch trần ngay từ sớm lên mức giá 11.500 đồng/cổ phiếu, như vậy mã này đã tăng tới 60% trong 1 tháng vừa qua; ngoài ra SBT tăng hơn 3%, SLS tăng hơn 1%.
Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng hơn 4 điểm lên mức cao nhất 1047,18 điểm song đến cuối phiên, bên bán thắng thế đã ép thị trường giảm điểm trở lại và tiếp tục xu hướng giằng co cho tới kết phiên.
Trong khi các nhóm cổ phiếu chìm trong sắc đỏ tại phiên 21/4 thì nhóm chứng khoán diễn biến rất tích cực sau các báo cáo kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 1/2023.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 6,04 điểm xuống 1.048,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 569,6 triệu đơn vị, tương ứng 9.724,8 tỷ đồng, toàn sàn có 115 mã tăng giá, 271 mã giảm giá.
Diễn biến thị trường ghi nhận lực cầu vào yếu, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu bất động sản khi hàng loạt mã bị bán và giảm sâu, cuối phiên, lực bán đột ngột tăng mạnh nhấn chìm thị trường gần trong sắc đỏ.
Chứng khoán ngày 11/4 ghi nhận sự khác biệt giữa phiên sáng và chiều, chỉ số của toàn bộ phiên sáng hầu như không vượt qua nổi tham chiếu nhưng tới phiên chiều thị trường bất ngờ đảo chiều nhanh.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại trong bối cảnh chi phí cơ hội giảm xuống, điều kiện tín dụng nới lỏng giúp cải thiện triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong các quý tới.
Kết phiên ghi nhận DXG với lực cầu tham gia mạnh từ khối ngoại là cổ phiếu “hiếm hoi” thu hút dòng tiền và ngược dòng tăng điểm, trong khi đó NLG, KDH và SCR lùi về đóng cửa tại mốc tham chiếu.