Người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực.
Mưa lớn diện rộng và lũ từ ngày 29/11 đến 1/12 đã làm 6 người chết, mất tích do lũ cuốn (Khánh Hòa có 3 người chết, 1 người mất tích; Lâm Đồng có 2 người chết); nhiều nhà bị hư hỏng nặng...
Do mưa lớn, nước từ thượng nguồn các sông đổ về khu vực hạ lưu sông Cái đã gây ngập lụt cục bộ và sạt lở ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó Nha Trang bị ảnh hưởng nặng nề.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng kịch bản, tình huống để chủ động ứng phó với thiên tai, nhờ đó giúp EVN giảm thiệt hại ở mức thấp nhất và khôi phục hệ thống điện trở lại nhanh nhất sau thiên tai.
Số người bị ảnh hưởng tại khu vực bão Iota tàn phá lên tới 4,6 triệu người, trong đó có khoảng 1,8 triệu trẻ em.Thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất 38 người dân tại các nước bão quét qua đã thiệt mạng.
Hàng trăm ngàn suất quà, sách vở, đồ dùng học tập, lương thực, học bổng đã đến tận tay học sinh các trường vùng lũ, tiếp thêm động lực để các em vượt qua năm học khó khăn này.
Ít nhất 26 người đã thiệt mạng do bão Vamco, trong khi hàng chục nghìn ngôi nhà đã bị nhấn chìm do lũ lụt, mặc dù nước đã bắt đầu rút tại một số khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão.
Bão Vamco, cơn bão thứ ba đổ bộ Philippines trong những tuần qua, đã gây ngập lụt trên diện rộng, làm tê liệt hoạt động tại nhiều khu vực ở thủ đô Manila ngày 12/11.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ giao chuyên gia đánh giá, phân loại hiện tượng sạt trượt để có giải pháp quy hoạch và xây dựng công trình phù hợp.
Do ảnh hưởng của bão số 9, tính đến 15 giờ ngày 28/10, tỉnh Kon Tum có mưa lớn, nhiều nơi xảy ra tình trạng ngập lụt, phải sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Theo dự báo, bão số 9 có cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, di chuyển nhanh. Sau khi đổ bộ vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão tiếp tục đi vào khu vực Tây Nguyên với sức gió mạnh.
Sau khi nước lũ rút, môi trường và nguồn nước ở miền Trung bị ô nhiễm nên Bộ đội Biên phòng Quảng Bình và ngành y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đến phát thuốc và hướng dẫn bà con cách phòng bệnh sau lũ.
Tanh thủ thời tiết thuận lợi, hàng trăm đoàn cứu trợ nỗ lực tiếp cận các địa phương bị ngập lụt, giúp người dân vượt khó khăn. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát quà cho người dân.
Đến ngày 21/10, Hà Tĩnh còn 20.785 hộ có nhà bị ngập thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh. Một số nơi vẫn còn ngập sâu từ 0,5 đến 1,5 mét.
Sở Công Thương các tỉnh trong vùng chịu ảnh hưởng mưa lũ cung ứng hàng đến địa bàn bị chia cắt, cô lập, khắc phục nhanh các chợ để sớm triển khai đưa các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết từ ngày 6 đến 20/10, thiên tai xảy ra ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã khiến 133 người chết, mất tích.
Ba xã gồm Húc, Hướng Việt, Hướng Lập thuộc huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn bị cô lập hoàn toàn do đường bị sạt lở nặng, riêng xã Hướng Việt còn không liên lạc được với bên ngoài.
Chiều 20/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại tỉnh Quảng Bình, thăm và động viên người dân nơi đây.