Cùng với ngành du lịch Thủ đô, các ngành khác cũng đang nỗ lực để xây dựng hình ảnh Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đẹp hơn trong con mắt bạn bè quốc tế.
Các điểm tham quan ở Hà Nội như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu-Quốc Tử Giám hay điểm vui chơi giải trí như Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Vườn thú Thủ Lệ... đón lượng khách tăng đột biến.
Sau một tháng mở lại, các khu di tích có ghi nhận khác nhau về lượng khách song nhìn chung đều chưa tăng đáng kể; các di tích đều đã hoàn thiện công tác chuẩn bị, sẵn sàn đón khách nước ngoài trở lại.
Theo kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch thủ đô thích ứng an toàn với dịch COVID-19, Hà Nội phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế.
Sáng 15/2, Thủ đô cho mở lại các di tích và thu hút một lượng khách vừa phải. Công tác phòng dịch và ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân đều được đảm bảo ở mọi khu vực trong khuôn viên di tích.
Thiết kế phục trang mới từ tấm màn cổ của người Thái đã sưu tầm từ lâu, kết hợp quần áo cũ và kỹ thuật chần bông, ghép vải… Vũ Tá Linh có một những chiếc áo mới từ không gian bí bách vì giãn cách.
Thực hiện cam kết với UNESCO sau khi Hà Nội chính thức trở thành thành phố sáng tạo lĩnh vực thiết kế, Thủ đô sẽ phải cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn.
Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định 90 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố là nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, là tài sản quý của Thủ đô, đất nước.
Đây là năm thứ 19 liên tiếp thành phố Hà Nội triển khai chương trình ghi danh và tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một điểm nhấn quan trọng của du lịch thủ đô, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Điểm di tích này đang được ứng dụng công nghệ để bảo tồn và phát huy giá trị.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám có định hướng đề xuất với thành phố Hà Nội xây dựng khu vực này trở thành phố đi bộ cuối tuần với nhiều hoạt động văn hóa.
Dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có cả nhu cầu và thị hiếu du lịch nên các công ty du lịch, điểm đến tại Hà Nội nhanh chóng nắm bắt xu hướng, làm mới sản phẩm của mình.
Nhiều sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn đang được xây dựng, nhiều chương trình kích cầu sẵn sàng tung ra, trên cơ sở đảm bảo an toàn tối đa cho du khách và những người hoạt động trong ngành du lịch.
Trong thời kỳ bình thường mới, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có nhiều hoạt động hướng tới giới trẻ, để họ hiểu hơn về di sản, để di tích phát huy giá trị trong xã hội hiện nay.
Chiều 21/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Đống Đa, Hà Nội đã phong tỏa toàn bộ khu vực phường Văn Miếu sau khi phát hiện 22 ca mắc mới, người dân "nội bất xuất ngoại bất nhập."
Với truyền thống văn hiến được hun đúc từ bao đời nay, hệ thống di sản văn hóa đa dạng và là nơi tỏa sáng trí tuệ của con người… Thăng Long-Hà Nội hội tụ những lợi thế sáng tạo ít nơi nào có được.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám là điểm đến quen thuộc của các sỹ tử trước mỗi mùa thi. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, địa điểm này đã đóng cửa, vì vậy, sỹ tử đến đây chỉ có thể vái vọng từ cổng vào.
Chuyên gia Lê Xuân Kiêu cho biết, dự án không chỉ góp phần tìm lại những giá trị đã mất mà còn mong muốn tạo thêm không gian văn hóa nghệ thuật phát huy giá trị di tích, phục vụ cộng đồng.
Chỉ còn hai ngày nữa, các sỹ tử chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT, do đó, rất nhiều phụ huynh, học sinh đã tới Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Đền Ngọc Sơn thắp hương, cầu may.