Xuất khẩu thủy sản tháng Tư đạt 800 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái khiến cho giá nhiều loại nguyên liệu có xu hướng giảm như giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm khoảng 1.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Mỹ đã mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam vì giảm mạnh nhất trong Top thị trường xuất khẩu với mức giảm 50%, chỉ đạt khoảng 290 triệu USD.
Tính đến hết quý 1, xuất khẩu tôm mang về 577 triệu USD, giảm 40%, xuất khẩu cá tra đạt 447 triệu USD, thấp hơn 32% so với cùng kỳ; cá ngừ giảm 31%, chỉ đạt 179 triệu USD.
VASEP kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%.
Đại sứ mong muốn Vasep tiếp tục phối hợp với đại diện Bộ Ngoại giao và Công Thương ở Mỹ, đặc biệt là tại New, làm tốt vai trò cầu nối để hàng thủy hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng thị phần tại Mỹ.
Bốn thị trường EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam; trong đó, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD.
Theo VASEP, trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu tôm của cả nước đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 19%; xuất khẩu cá tra đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU phải xuất phát từ thay đổi ý thức khai thác, đánh bắt của nhiều thế hệ trong thời đại mới, thời đại số hóa, công nghệ thông tin phát triển.
Chín tháng của năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu tôm mang về gần 3,4 tỷ USD, tăng 23%; cá tra thu về gần 2 tỷ USD.
VASEP dự báo đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD như mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra từ đầu năm.
Trong đợt rà soát thuế chống bán phá giá giai đoạn từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/7/2021 đối với cá tra, basa của Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ giữ nguyên mức thuế đang áp dụng đối với từng công ty.
VASEP nhận định, tình trạng khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam sắp tới, theo đó dự báo quý 3 tăng trưởng chậm hơn so với hai quý trước.
Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group, thủy sản Việt Nam có mặt ở hơn 160 quốc gia nhưng chủ yếu phân phối dưới thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc đơn vị bán lẻ.
Trong 7 tháng năm 2022 xuất khẩu cá tra sang thị trường Mexico tăng trưởng 73%, đạt 73,5 triệu USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Từ tháng 5 do thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, cùng với đó là thị trường bước vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm nên dự báo ngành hàng này giảm tốc trong quý 3.
Mặc dù kết quả xuất khẩu cá tra trong nửa đầu năm 2022 khả quan, nhưng giá cả vật tư đầu vào để nuôi cá tra không ổn định, lại tăng dần theo từng chu kỳ tăng giá xăng dầu.