Theo giới phân tích, dù vẫn còn nhiều khó khăn và ẩn chứa rủi ro do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng nhiều kênh đầu tư vẫn được kỳ vọng sinh lời cao trong năm 2021.
Chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) có quan điểm khá thận trọng khi cho rằng tuần tới, VN-Index sẽ tiếp tục gặp khó trước vùng kháng cự 1.200-1.220 điểm.
So với thời điểm cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 chưa diễn ra và các hoạt động kinh tế, kinh doanh vẫn diễn ra tốt đẹp, chỉ số VN-Index đã tăng 25%, từ mức 950 điểm cho tới vùng 1.190-1.200 điểm.
Sau những phút hưng phấn đầu phiên sáng 15/1, áp lực bán đã tăng lên khi chỉ số VN-Index tiến gần đến mốc 1.200 điểm. Sắc xanh vẫn được duy trì đến cuối phiên sáng và lan tỏa đều ra các nhóm ngành.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 13/1 với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên tăng 1,04%, hay 292,25 điểm và Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 22,34 điểm.
Trong phiên sáng ngày 13/1/2021, chỉ số VN-Index đã chạm lại mốc 1.200 điểm sau gần 3 năm. VN-Index đạt đỉnh cao lịch sử vào ngày 9/4/2018 khi đạt 1.204,33 điểm.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á trong phiên 12/1 tăng điểm trước những hy vọng về việc thực hiện kế hoạch tiêm vắcxin ngừa COVID-19 và các biện pháp kích thích kinh tế mới của Mỹ.
Kết thúc phiên ngày 11/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 62,98 điểm (0,2%), xuống 31.034,99 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 cũng mất 21,92 điểm (0,57%), xuống 3.802,76 điểm.
Ccuối phiên sáng 11/1, VN- Index tăng 17,32 điểm lên 1.185,01 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 616,7 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị gần 13.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến thị trường hơn, triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn đang là động lực khiến động thái giải ngân từ phía nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh hơn.
Sau thời điểm nâng lô giao dịch tối thiểu lên 100 cổ phiếu, tình trạng liên tiếp nghẽn lệnh vẫn xảy ra trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành Tài chính tiếp tục đổi mới tư duy chiến lược theo hướng tài chính vì lợi ích tổng thể của nền kinh tế, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
"Phớt lờ" diễn biến chính trị tại Mỹ, tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones lần đầu tiên giao dịch trên mức 31.000 điểm, tăng 0,7% lên 31.041,13 điểm.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đồng loạt tăng điểm phiên chiều ngày 7/1, trong bối cảnh đảng Dân chủ của Mỹ giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau cuộc bầu cử.
Theo SSI, năm 2021, thị trường chứng khoán vẫn đang vận động trong một xu hướng tăng chủ đạo khi các động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát đi tín hiệu đúng định hướng.
Tính đến hết 31/12/2020, khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 99,73 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,08 triệu tỷ đồng, tăng 13,17% so với tháng trước và đạt khoảng 67,59% GDP năm 2019.
Sự lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2021 đã giúp các nhà đầu tư chứng khoán ở châu Á khởi động phiên giao dịch đầu tiên của năm một cách tích cực do những hành động triển khai vắcxin chống COVID-19.