Mặc dù có sự tiến bộ với 60% dân số thế giới đã tiêm vaccine, song Tổng Giám đốc WHO cảnh báo đại dịch sẽ không kết thúc trên toàn cầu cho đến khi mọi nơi trên thế giới không còn ca mắc.
Giới quan sát cho rằng một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nêu trên là do các nhà đầu tư đang thực hiện chiến lược giao dịch “Mua tin đồn và bán sự thật.”
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ dự kiến sẽ tiến hành cuộc họp trong tháng Sáu để xem xét đề nghị của Moderna về việc cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Theo Ủy ban Tiêm chủng thường trực của Đức, việc sử dụng vaccine ở trẻ em từ 5-11 tuổi với nồng độ chỉ 10 microgam mỗi liều làm giảm 90,7% nguy cơ mắc COVID-19.
WHO khẳng định vaccine Convidecia đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về khả năng bảo vệ chống lại bệnh COVID-19 và lợi ích của việc tiêm vaccine này lớn hơn so với rủi ro.
Nhóm phát triển vaccine tại Viện Burnet có kế hoạch tạo ra một loại vaccine ngừa COVID-19 mới bằng cách thay đổi phần nhân protein dạng gai được sử dụng trong vaccine để tạo ra khả năng miễn dịch.
Viện nghiên cứu Burnet, có trụ sở tại thành phố Melbourne của Australia, ngày 18/5 công bố dự án hợp tác với Công ty Moderna nhằm tạo ra ba loại vaccine mới, bao gồm vaccine ngừa COVID-19.
So với những người chưa tiêm, những người đã tiêm vaccine cúm mùa vào thời điểm đó có nguy cơ dương tính với virus SARS-CoV-2 ít hơn 30%, nguy cơ mắc COVID-19 nặng ít hơn 89%.
Quan chức Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tham vấn chặt chẽ về cách thức cung cấp viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên để đối phó tình hình dịch COVID-19 cùng với cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Hàn Quốc cho biết không được chần chừ trong việc cung cấp hỗ trợ cần thiết cho người dân Triều Tiên, những người đang phải đối mặt với mối đe dọa của virus SARS-CoV-2.
Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu nhận định cả 2 dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron có thể dẫn tới một làn sóng dịch mới khắp châu lục, tăng áp lực lên hệ thống bệnh viện.
Hai điểm nhấn quan trọng nhất đạt được tại hội nghị toàn cầu cam kết hỗ trợ tài chính mới cho cuộc chiến chống dịch toàn cầu và cam kết chia sẻ công nghệ y học trong phòng ngừa và điều trị COVID-19.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ nhanh chóng xem xét bất kỳ đề nghị nào của Triều Tiên về việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho nước này.
Bà Kang In-sun, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc nói: “Tổng thống Yoon Suk-yeol có kế hoạch gửi vaccine ngừa COVID-19 và các vật tư y tế khác cho nhân dân Triều Tiên."
Do dịch bệnh tại Việt Nam đến nay đã được kiểm soát nên phía Nhật đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế nhập cảnh, nới lỏng điều kiện sau khi nhập cảnh với lao động và thực tập sinh Việt Nam.
Việc thúc đẩy nghiên cứu vaccine thế hệ thứ hai rất quan trọng, giúp các cơ quan y tế tiếp tục tìm hiểu các ứng cử viên vaccine tiềm năng dưới dạng viên, dạng xịt, virus sống và các lựa chọn khác.
Ngày 10/5, Việt Nam ghi nhận 2.855 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.854 ca trong nước, trong ngày có 2.769 ca được công bố khỏi bệnh.
Người phát ngôn Chính phủ Thanakorn Wangboonkongchana ngày 10/5 cho biết Thủ tướng Prayut nói rằng mỗi tỉnh nên chuẩn bị sẵn kế hoạch hoạt động sau khi COVID-19 được tuyên bố là bệnh đặc hữu.
Tiến sỹ Mossad tại bệnh viện Cleveland Clinic nêu rõ việc tiêm vaccine là cần thiết để phòng ngừa nguy cơ nhập viện cũng như tử vong, do đó ông khuyến nghị cần tiêm đủ liều và thêm liều tăng cường.