Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel đề xuất lập các công ty liên doanh, trong đó Israel phụ trách công nghệ, phía Việt Nam chịu trách nhiệm về tiếp thị-phát triển, và thiết lập một quỹ hợp tác.
Việt Nam-Israel nhất trí cho rằng cần sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Israel, mở ra những cơ hội hợp tác mới, tiền đề quan trọng để đạt mục tiêu kim ngạch 3 tỷ USD.
Thủ tướng đánh giá cao những sáng kiến, ý tưởng của Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat đối với sự phát triển của nền kinh tế Israel mà Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi.
Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat cho rằng khoa học và công nghệ là ưu tiên trọng tâm trong hợp tác song phương và là một trong các trụ cột trong hợp tác giữa hai nước.
Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel đi vào hiệu lực sẽ mang lại những lợi ích và cơ hội to lớn đối với doanh nghiệp hai nước.
Sau 30 năm lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam-Israel liên tục phát triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam và Israel trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau ở ĐNÁ và Tây Á.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn thành phố là địa phương triển khai các nội dung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Israel, nhất là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch, làm ăn với các đối tác tại thị trường Israel cần tìm hiểu kỹ thông tin, trong trường hợp cần thiết sẽ cần phải thẩm tra xác minh tư cách pháp nhân của đối tác.
Việc tham gia ngày càng nhiều FTA không chỉ cho thấy quyết tâm hội nhập sâu rộng của Việt Nam mà còn tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường xuất khẩu.
Hiệp định gồm 15 Chương và một số phụ lục đính kèm các chương với các nội dung cơ bản như thương mại hàng hóa, dịch vụ-đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)...
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Israel hứa hẹn thúc đẩy thương mại song phương và thắt chặt quan hệ kinh tế, cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường của nhau.
Thủ tướng Israel khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Israel và với lợi thế bổ sung cho nhau, hai bên có tiềm năng rất lớn để tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Hiệp định VIFTA được khởi động đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Bắt đầu chuyến thăm chính thức Israel, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Đoàn công tác đã dự Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Israel.
Ủy viên Hội đồng thành phố Asdod của Israel cho biết việc thúc đẩy kênh giao lưu giữa các địa phương của Israel với Việt Nam góp phần đưa quan hệ giữa hai quốc gia đi vào thực chất.
Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung đã giới thiệu nét văn hóa truyền thống, tiềm năng du lịch và những món ẩm thực truyền thống của Việt Nam với người dân Israel tại thành phố Netanya.
Đại sứ Israel Yaron Mayer nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai nước sẽ là một thành tựu to lớn, mở ra tiềm năng cho thương mại, đầu tư giữa VN- Israel và nhiều hơn thế nữa.
Ngày 12/7/1993, Việt Nam và Israel chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. 30 năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Theo Nguyên Đại sứ Israel tại Việt Nam Amikam Levy, sắp tới việc Việt Nam-Israel ký Hiệp định thương mại song phương sẽ giúp hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước bùng nổ và thành công.
Nguyên Đại sứ Israel Amikam Levy cho rằng đường lối “ngoại giao cây tre” là một sáng kiến tuyệt vời của Việt Nam, trở thành một phong cách lãnh đạo và sự cam kết vì lợi ích của nhân dân Việt Nam.