Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn dự báo do cộng hưởng nhiều yếu tố như: cầu giảm, tăng trưởng giảm, FED tăng lãi suất... giá dầu sẽ ở dưới mức 100 USD/thùng và có thể duy trì đến hết năm 2024.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ mong muốn Riyadh tăng sản lượng dầu mỏ, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tạo một cuộc đối thoại hòa bình Trung Đông rộng rãi hơn.
Mức giá trần mà Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận đối với dầu mỏ Nga là khoảng 40-60 USD/thùng, tuy nhiên, Nga tuyên bố sẽ không xuất khẩu dầu mỏ nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất.
Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra rằng việc thực hiện các biện pháp trừng phạt mà không áp dụng "ngoại lệ giá" sẽ khiến giá dầu thô tăng mạnh, có thể lên mức 140 USD/thùng, từ mức 100 USD/thùng hiện nay.
Báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp JTC của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.
Một quan chức cấp cao của Pháp cho biết trong số những chủ đề được các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Mỹ thảo luận sẽ có “vấn đề về dầu mỏ” và “việc sẵn sàng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân."
Mỹ trừng phạt một số công ty của Trung Quốc và UAE cùng một mạng lưới công ty của Iran nhằm gia tăng sức ép đối với Tehran để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2015.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 16/6 cho biết Gazprom và tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã ký thỏa thuận kỹ thuật về việc cung cấp khí đốt qua tuyến Viễn Đông.
Đại sứ Nga tại EU cho biết đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 - cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu qua biển Baltic - có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động do quá trình sửa chữa các tuabin tại Canada.
Ngoại trưởng Nga nêu rõ: "Nói chung dầu mỏ không bị ảnh hưởng bởi chính trị... chúng tôi có các thị trường thay thế để bán hàng và chúng tôi đã tăng doanh số tại các thị trường đó."
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh cuộc khủng hoảng lương thực không thể được giải quyết một cách hiệu quả khi các loại phân bón và lương thực của Nga cũng như Ukraine không thể tiếp cận thị trường thế giới.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Lavrov diễn ra một ngày trước cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) diễn ra tại Vienna (Áo).
Xuất khẩu “vàng đen” của Iran đã tăng lên mức cao nhất trong bốn năm qua, chạm ngưỡng gần 1,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 và duy trì mức này trong ba tháng đầu năm 2022.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch 4/5, khi Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch loại bỏ dần dầu nhập khẩu từ Nga, làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt hơn nữa của thị trường.
Trong ba tháng đầu năm 2022, tăng trưởng trong lĩnh vực dầu mỏ của Saudi Arabia đạt 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lĩnh vực phi dầu mỏ tăng trưởng 3,7%.
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu cho biết EU chưa thống nhất về việc cấm vận hay áp đặt thuế trừng phạt đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Đặc phái viên về khí hậu của Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết khí hậu đã đưa ra, đồng thời tin tưởng các doanh nghiệp phương Tây sẽ quay trở lại đầu tư vào các dự án xanh.