Vải thiều Bắc Giang khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng xuất khẩu năm nay đạt trên 75.900 tấn, chiếm 38,1% tổng sản lượng tiêu thụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết thời gian qua, Lạng Sơn luôn quan tâm, ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Bắc Giang có thể tiêu thụ và xuất khẩu vải tươi và vải khô.
Vụ vải năm 2022, tỉnh Bắc Giang sớm kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu thụ vải trong nước và trên nền tảng số, đẩy mạnh xuất sang Nhật Bản, Mỹ, Australia, mở rộng tiêu thụ ở khu vực ASEAN.
Sau khi vào được thị trường khó tính Nhật Bản, uy tín của quả vải Việt Nam cũng tăng lên và điều này đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền để quả vải Việt Nam có thương hiệu trên toàn cầu.
Ngay sau lễ khai trương khoảng 2 tiếng, người dân thành phố Hải Phòng đã mua hơn 1 tấn vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương, được giới thiệu tại Trung tâm Khuyến nông thành phố Hải Phòng chiều 9/6.
Cơ quan Hải quan-Kiểm dịch Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm dịch, kiểm hóa theo xác suất, không kiểm hóa 100% đối với các lô hàng là quả vải thiều tươi, qua đó rút ngắn thời gian kiểm dịch với hàng này.
Phía Nhật Bản đã ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam thực hiện đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng, tạo điều kiện cho quả vải thiều sang Nhật Bản được thuận lợi hơn.
Đối với mặt hàng quả vải tươi xuất khẩu, lực lượng hải quan đã hướng dẫn doanh nghiệp mở tờ khai từ ngày hôm trước để sáng hôm sau khi mở cửa khẩu đã có tờ khai để thực hiện xuất khẩu.
Quy trình vận chuyển để phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả cần có sự tham gia của các cơ quan y tế và các địa phương đề nghị hỗ trợ vận chuyển cần chủ động xây dựng các quy trình vận chuyển hàng hóa.
Sáng 18/5, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ mở vườn thu hái vải xuất khẩu và xuất chuyến vải đầu tiên đi Nhật Bản, Singapore với tổng sản lượng khoảng 100 tấn.
Việt Nam có nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch, nhất là phải đối mặt với dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ động theo dõi, bám sát tình hình thực tế; bố trí lực lượng kiểm dịch thực vật để hỗ trợ kiểm tra đối với xuất khẩu nông sản.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 6/2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tăng trưởng trở lại sau 11 tháng giảm liên tiếp, đạt 300 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự xuất hiện của những trái vải thiều Việt Nam tươi đẹp và ngọt ngào đã khiến người tiêu dùng Singapore lập tức “phải lòng,” sau 2 tuần lên kệ, nhiều siêu thị đã không còn hàng để bán.
Bộ Công Thương xác định thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của quả vải thiều nên đã mở rộng thị trường xuất khẩu, hàng đầu là xuất sang thị trường Trung Quốc cũng như mở rộng ra thế giới.
Đã có hơn 100 tấn vải lai chín sớm của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên được xuất sang thị trường Đông Âu và Trung Quốc với mức giá ổn định trên 20.000 đồng/kg.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, từ ngày 11-28/5/2020, gần 80 xe, tương đương khoảng 2.200 tấn vải quả tươi đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Năm 2020, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Global GAP của Hải Dương xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản và thị trường cao cấp ước cho sản lượng khoảng 1.500 tấn.