Rút kinh nghiệm cuộc xung đột Ukraine, Ấn Độ cần xem xét vai trò các biện pháp trừng phạt công nghệ và tác động của chúng với chuỗi cung ứng công nghệ trong việc xác định đường lối chính sách an ninh.
Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh nếu phát hiện doanh nghiệp đầu mối không thực hiện đúng chức năng thì dứt khoát xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép, không có hiện tượng bao che.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng cần phải tăng đáng kể binh sỹ ở sườn phía Đông của liên minh cùng với sự chuẩn bị tốt hơn.
Cuộc chiến đang đẩy giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn giá trị thu nhập, làm gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối ở các nước láng giềng của Ukraine.
Theo kết quả một cuộc khảo sát, có tới 27,8% số doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc về doanh số bán hàng được hỏi cho biết đang cân nhắc việc thuê lại nhà xưởng ở trong nước.
Mặc dù Trung Quốc duy trì lập trường trung lập đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng không thể tránh khỏi việc một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Powell nói rõ trọng tâm của ông là kiềm chế lạm phát và Fed cũng sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn ở mức 0,5 điểm phần trăm mỗi đợt nếu giá tăng không chậm lại.
Dự kiến đến tháng Tư, các doanh nghiệp có thể đề xuất điều chỉnh giá cả trên cơ sở chứng minh được chi phí đầu vào tăng; Sở Công Thương TP.HCM sẽ dự kiến tình hình, có khả năng phải điều chỉnh giá cả.
Giá xăng ở mức trung bình 4,43 USD/gallon (3,78 lít) vào ngày 13/3, và ở một số khu vực giá xăng đã tăng lên mức 6 USD/gallon, Los Angeles lên đến gần 7 USD/gallon.
Xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá các bộ phận kim loại để chế tạo ôtô tăng cao, từ vật liệu nhôm để làm thân xe cho đến palladium để làm bộ chuyển đổi xúc tác, niken để làm ắc quy xe điện.
Nga là nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới và Ukraine đứng thứ năm; hai nước cung cấp 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mỳ và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu.
GDP được ước tính cao hơn 0,8% so với mức trước đại dịch, phản ánh tác động của biến thể Omicron đến nền kinh tế Xứ sở Sương mù yếu hơn so với dự kiến, cho dù khiến số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Theo chuyên gia tại Mỹ, do căng thẳng Nga-Ukraine, “áp lực lạm phát sẽ vẫn tăng cao hơn nhiều so với dự báo và cuối cùng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái ở thời điểm nào đó trong vòng 24 tháng tới.”
Tình hình xung đột đã cắt đứt nhiều tuyến đường vận chuyển quan trọng, buộc các công ty logistics tạm ngừng dịch vụ và giá cước hàng không đang tăng vọt.
Nhiều nước tại châu Âu đã có các biện pháp hỗ trợ người tị nạn Ukraine như miễn phí vé tàu cho người Ukraine đi từ Ba Lan đến Đức hay đơn giản hóa quy trình xét thị thực với người sơ tán từ Ukraine.
ECB nâng dự báo lạm phát lên đáng kể trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh; ngân hàng này dự báo lạm phát tăng lên 5,1% trong năm nay, từ mức 3,2% được dự báo trước đó.
Theo chuyên gia, nền kinh tế Thái Lan rất có khả năng tăng trưởng với tốc độ 2-3%, với lạm phát ở mức 5% trong năm nay nếu xung đột Nga-Ukraine kéo dài suốt năm.
Hãng dịch vụ dầu khí Rystad Energy cho rằng giá dầu có thể tăng lên mức 240 USD/thùng vào mùa Hè nếu các nước phương Tây tham gia cùng với Mỹ và Anh cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng từ Nga.
Rủi ro từ lệnh trừng phạt của phương Tây và khả năng Nga trả đũa sẽ làm giảm lượng dữ trữ khí đốt và đẩy giá dầu lên mức cao hơn, giữa bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với việc thiếu hụt khí đốt.