Pháp thu phí xét nghiệm PCR là 44 euro đối với người trưởng thành chưa tiêm vaccine COVID-19 và không có chỉ định của bác sỹ; những người vừa qua tuổi 18 tuổi còn đang học trung học sẽ được miễn phí.
Quy định bắt buộc tiêm vaccine đối với nhân viên tại các cơ sở y tế ở Pháp có hiệu lực từ 15/9, theo đó, khoảng 3.000 nhân viên y tế chưa tiêm chủng đã bị nghỉ việc.
Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm danh tính, số an sinh xã hội và thông tin liên lạc của những người đã tới xét nghiệm COVID-19, cũng như danh tính và thông tin liên lạc của y bác sỹ, kết quả xét nghiệm.
Chuyên gia Eric Heyer cho rằng chủ trương giành lại lợi thế về công nghiệp và y tế, cũng như bứt lên dẫn đầu quá trình chuyển đổi môi trường và kỹ thuật số của nền kinh tế Pháp là những mục tiêu lớn.
Nhờ sự vận động của Liên đoàn Y tế Pháp-Việt, nhiều bệnh viện của Việt Nam đã được hỗ trợ máy móc và thiết bị y tế; nhiều bác sỹ Việt Nam được đào tạo chuyên môn ở cả Pháp và Việt Nam.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định Việt Nam mong muốn là cầu nối để Pháp ngữ gia tăng vai trò trong khu vực và phát triển là điều kiện cơ bản để có hòa bình và ổn định.
Bên cạnh việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các báo cáo chuyên đề, Phân ban Việt Nam đã trao đổi kinh nghiệm về những hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 385 ca tử vong, cao gấp đôi so với một ngày trước đó, nâng tổng số người không qua khỏi trên cả nước lên 99.135 ca.
Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động tham gia, đóng góp vào việc củng cố tình đoàn kết và hợp tác trong không gian Pháp ngữ vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững.
Trả lời kênh truyền hình BFM TV, Bộ trưởng Y tế Pháp ngày 5/3 tuyên bố nước này có thể chặn xuất khẩu vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ra nước ngoài, động thái tương tự như Italy.
Các chuyên gia INSEE của Pháp nhấn mạnh dự báo năm 2021 rằng do có nhiều bất ổn, sự phục hồi kinh tế sẽ phải đối mặt với một số ẩn số lớn như phá sản doanh nghiệp, thất nghiệp, thị trường tiêu dùng.
Pháp không loại trừ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa cả nước lần thứ 3 nếu số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng.
Theo nhà kinh tế Xavier Timbeau, "sự suy giảm vị thế đối ngoại của Pháp được giải thích bởi việc hai lĩnh vực chính - du lịch và hàng không - phải chịu những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19."
Pháp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ hai, khiến giới chức nước này phải đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa một số doanh nghiệp.