Do ảnh hưởng của bão số 4-Noru, tổng công suất bị gián đoạn cung cấp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) là 673 MW, chiếm khoảng gần 23% tổng công suất tiêu thụ điện.
UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương, lực lượng liên quan tiếp tục theo dõi, bám sát thông tin diễn biến của thời tiết để kịp thời triển khai phương án ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất...
Chủ trì họp đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại do bão số 4, Thủ tướng yêu cầu không để bất cứ người dân nào phải chịu đói, rét, không có chỗ ở; không để bùng phát dịch bệnh sau bão, lũ.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 4-Noru khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, ổn định đời sống của người dân.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết bão số 4 đã đổ bộ trực tiếp vào huyện đảo gây mưa lớn kèm gió giật mạnh, sức gió mạnh nhất cấp 11 giật cấp 13.
Theo thống kê sơ bộ từ cơ quan chức năng, sau khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền, đến 7 giờ sáng nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa ghi nhận thông tin thiệt hại.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4-Noru.
Kiểm tra thực tế tại Thừa Thiên-Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương hỗ trợ người lợp lại nhà, nhanh chóng thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Cảng hàng không Tuy Hoà là sân bay đầu tiên đã khai thác hoạt động trở lại bình thường trong sáng nay sau ảnh hưởng của bão Noru đổ bộ vào khu vực miền Trung nước ta.
Lượng mưa từ 19h ngày 27/9 đến 7h ngày 28/9, một số nơi trên 230mm như Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 360mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 233mm, Đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 627.4mm...
Thống kê sơ bộ, đến sáng 28/9, toàn thành phố Đà Nẵng có 2 căn nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), 75 cây xanh và một số biển hiệu bị đổ, chưa xảy ra thiệt hại về người.
Hiện tính năng tìm kiếm trợ giúp khẩn cấp cho người dân đang được triển khai tại 5 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 4 là Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 và lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... đã xuyên đêm túc trực ứng phó, đảm bảo an toàn cho người dân.
Rạng sáng 28/9, bão số 4 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Tại thành phố Đà Nẵng đã có mưa to, gió giật mạnh làm nhiều cây xanh bị ngã đổ, nhà dân bị tốc mái, nhiều khu vực dân cư bị mất điện.
Trong và sau cơn bão luôn có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người, nên mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó trong tình huống này.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117 km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180km tính từ tâm bão.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu di dời tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là trên thuyền bè, lồng bè, chòi canh thủy sản, trong các nhà yếu, không đảm bảo an toàn...
Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ; đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.