Đột quỵ não đang là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng của các quốc gia. Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong đứng hàng thứ hai và căn nguyên gây tàn phế đứng hàng thứ ba trên toàn thế giới.
Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ uống rượu, bia, giảm mức tiêu thụ muối trung bình ở các lứa tuổi, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Theo Phó giáo sư Hùng, nhiều người cho rằng bệnh tim mạch chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên trong thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên khá cao và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe và tầm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch-thận-chuyển hóa, chương trình CAREME dự kiến sẽ tiếp cận ít nhất 500.000 người dân trong 3 năm.
Khi được hỏi có đồng ý trở về trạm y tế phường gần nhà để tái khám thay vì phải đến bệnh viện như hiện nay hay không, có đến 80% người trả lời sẵn sàng về nếu trạm y tế có bác sỹ và đủ các loại thuốc.
Tại Việt Nam, trung bình cứ mỗi năm sẽ có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim; gần 182.000 ca mắc ung thư mới.
Sau ba năm triển khai thành công, Chương trình sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng.
Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm, đến năm 2025, ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm.
Những năm qua, trí tuệ và công sức của các nhà khoa học đồng thời cũng là các thầy thuốc đã góp phần đưa trình độ khoa học y học Việt Nam sánh ngang tầm các nước tiên tiến.
WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày. Tuy nhiên hiện nay, mỗi người trưởng thành tại Việt Nam tiêu thụ tới 9,4g muối/ngày, cao gần gấp 2 lần so với khuyến nghị.
Các bệnh không lây nhiễm hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn quốc, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm.
Thông thường đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa; cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 1/3 tổng số trường hợp đột quỵ.
Thừa cholesterol trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
Bệnh không lây nhiễm đang gia tăng trên toàn cầu, số ca tử vong do nhóm bệnh này chiếm 71%, đặc biệt trên 85% số ca tử vong sớm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Đây là chương trình hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IreLand (Vương quốc Anh) cho 8 quốc gia đối tác.
Trong năm 2019 có 9 trong 10 ca tử vong (bao gồm các trường hợp tử vong sớm) do khí quản, phế quản và ung thư phổi ở khu vực Châu Âu đều có liên quan đến thuốc lá.