Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An có quy mô ban đầu 150 giường bệnh do đội ngũ 158 cán bộ y tế đến từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đảm nhiệm về mặt chuyên môn.
Sau khi nâng cấp, mở rộng, bệnh viện này có thể bố trí thêm được khoảng 100 giường bệnh và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chuyên môn trong điều trị bệnh hồi sức tích cực cho người mắc COVID-19 nặng.
Tỉnh Đắk Lắk đã thiết lập khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với 150 giường bệnh, trang bị hệ thống máy móc oxy khí nén.
Trong ngày 09/8, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 9.340 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 17 ca nhập cảnh; Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đơn vị có nhiều ca mắc mới nhất với 3.991 ca.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã "chuyển độ" cho khoảng 200 bệnh nhân từ nặng, nguy kịch sang nhẹ và vừa, đồng thời cho xuất viện nhiều trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh trong những ngày tới, Thành phố Hồ Chí Minh phải bố trí đủ chỗ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Đoàn Bệnh viện TW Huế lên đường vào TP.HCM để xây dựng, thiết lập hoạt động của Trung tâm Hồi sức COVID-19 ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; Ninh Bình tiễn 30 nhân viên y tế hỗ trợ tỉnh Bình Dương.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định việc xét nghiệm đối với Cần Thơ là hết sức quan trọng. Thành phố muốn giảm tốc độ lây nhiễm thì phải vừa giãn cách xã hội nghiêm vừa thực hiện xét nghiệm nhanh.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng để chống dịch cần có kịch bản đầy đủ. Trên cơ sở đó, đại biểu nêu ra 3 nguyên tắc: Chống lây lan tối đa, giảm tỷ lệ tử vong tối đa, đảm bảo phát triển kinh tế.
TP.HCM sẽ phân tầng điều trị theo hệ thống 5 tầng, trong đó tăng cường điều trị về quản lý, theo dõi tại nhà, kiểm soát chặt chẽ tại nhà đối với F0, F1 theo quy định của ngành y tế.
Các trung tâm điều trị ở một số tỉnh thành phố gần như đã hết chỗ, với tỷ lệ trung bình ở các tỉnh Nam và Bắc Chungcheong là 89,3%, ơ Busan và tỉnh Gangwon, tỷ lệ lần lượt là 84,3% và 72%.
Dự báo số ca bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ gia tăng và có thể xuất hiện bệnh nhân nặng, do đó, việc giảm số ca mắc và giảm tỷ lệ tử vong được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
715 máy thở được VPBank tài trợ cho các tỉnh phía Nam là dòng máy hiện đại như máy thở xâm nhập và không nhập chức năng cao model Puritan Bennet 840 và 980.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu phải thiết lập hệ thống oxy trung tâm tại các bệnh viên tuyến tỉnh để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; đồng thời các bệnh viện tuyến huyện phải dự trữ oxy.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc cách ly F1 tại nhà được coi là “bước tiến” trong công tác phòng, chống dịch nhưng cần tiếp tục xem xét việc điều chỉnh tiêu chí, điều kiện, quy định hiện nay.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 7.000 nhân viên y tế, trong đó có 1.500 bác sỹ và 5.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên để bổ sung nhân sự cho khối điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị phương án 1.000 giường hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.
Hai bệnh nhân COVID-19 nguy kịch, phải thở máy, lọc máu..., trong đó có 1 bệnh nhân ở Lạng Sơn và một bệnh nhân 74 tuổi ở Hà Nam, đã hồi phục ngoạn mục và được xuất viện.