Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời, Đại tá Doumbouya cam kết rằng cả ông và nhóm tham gia cuộc đảo chính tháng trước sẽ không ra tranh cử tại các cuộc bầu cử mà quân đội tổ chức.
Chủ tịch ECOWAS lên án cuộc đảo chính và việc giam giữ Tổng thống Alpha Conde, đồng thời bày tỏ tin tưởng ECOWAS sẽ tìm ra các giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Guinea.
Liên minh châu Phi (AU) quyết định đình chỉ Cộng hòa Guinea tham gia tất cả các hoạt động và các cơ quan ra quyết sách của AU, sau khi lực lượng đặc nhiệm tiến hành vụ đảo chính ngày 5/9.
Các nhà lãnh đạo thuộc 15 nước thành viên ECOWAS đã yêu cầu quân đội Guinea khôi phục trật tự Hiến pháp, trả tự do ngay lập tức cho ông Conde, cũng như sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Guinea.
Ngày 5/9 tại Guinea, nhóm binh sỹ do Trung tá Mamady Doumbouya dẫn đầu, đã bắt giữ hoặc giam lỏng Tổng thống Alpha Conde cùng các chính trị gia hàng đầu của chính quyền.
Lực lượng đảo chính Guinea đã đưa một số sỹ quan quân đội vào nắm giữ nhiều vị trí thống đốc tỉnh nhằm củng cố quyền điều hành của quân đội tại quốc gia Tây Phi sau vụ binh biến cuối tuần qua.
Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Guinea cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết để giám sát giai đoạn chuyển tiếp cũng như không tiến hành "thanh lọc" các thành viên chính phủ trước đây.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ nước này hối thúc các bên chính trị tại Guinea tránh các hành động có thể gây thêm bạo lực và nỗ lực đạt được giải pháp hòa bình thông qua đàm phán.
Đội tuyển Maroc dự kiến gặp đội chủ nhà Guinea ngày 6/9 trong trận đấu vòng loại World Cup 2022, tuy nhiên tình hình an ninh tại Guinea đã biến động sau khi lực lượng đặc nhiệm chiếm quyền ngày 5/9.
Lực lượng đảo chính cho biết sẽ triệu họp các bộ trưởng nội các của Tổng thống Conde cùng các quan chức hàng đầu khác vào lúc 11h ngày 6/9 tại thủ đô Conakry.
Người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm làm binh biến, Trung tá Doumbouya cho biết đã giải tán chính phủ và các thể chế hiện hành ở Guinea, đồng thời đóng cửa biên giới trên bộ và trên không của nước này.
Đại tá Goita được Tòa Hiến pháp chỉ định làm Tổng thống lâm thời hồi tháng trước, sau khi các ông Bah Ndaw và Moctar Ouane tuyên bố từ chức tổng thống và thủ tướng trong chính phủ lâm thời cũ.
Ngày 1/6, Liên minh châu Phi (AU) đã đình chỉ tư cách thành viên của Mali, đồng thời đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu một chính quyền dân sự không được khôi phục tại quốc gia này.
Phó Tổng thống lâm thời Mali, Đại tá Assimi Goita cho biết ông đã phế truất Tổng thống và Thủ tướng vì họ vi phạm hiến chương chuyển tiếp do không tham khảo ý kiến ông khi đề cử chính phủ mới.
Dù đã ở tuổi 70 nhưng ông Lê Trọng Kính vẫn dành thời gian đến các cửa hàng phế liệu tìm mua vật liệu cần thiết để sửa chữa những chiếc xe cũ thành chiếc xe đạp mới tặng người có hoàn cảnh khó khăn.
Binh biến ở Mali xảy ra ngày 18/8 khi nhóm binh sỹ tự xưng Ủy ban Quốc gia bảo vệ người dân nổi loạn bên ngoài thủ đô Bamako, bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên chính phủ.
Quyết định trên được đưa ra sau khi nước này đã chỉ định Đại tá nghỉ hưu Mali Bah Ndaw làm Tổng thống lâm thời và cựu Ngoại trưởng Moctar Ouane làm Thủ tướng lâm thời trong chính phủ chuyển tiếp.