Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản tích cực tháo gỡ khó khăn do dịch; chỉ đạo sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ thả nuôi.
Ưu tiên nguồn vaccine COVID-19 cho lao động, hướng dẫn người nuôi duy trì sản xuất con giống đảm bảo ổn định chuỗi sản xuất cá tra là những giải pháp gỡ khó cho DN ngành cá tra trong bối cảnh dịch.
Diện tích thả nuôi cá tra trong quý 3 đã giảm từ 50-55% so với quý 2 do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến sản lượng thu hoạch cá tra trong những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ có nguy cơ thiếu hụt.
Trong trường hợp dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các tỉnh sản xuất thủy sản trọng điểm thì xuất khẩu thủy sản tháng 10 dự kiến sẽ tiếp tục giảm ít nhất 25% so với cùng kỳ.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết chỉ có từ 30-40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện lưu thông cho đội ngũ thu hoạch cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long để giải phóng lượng cá tồn đọng, tránh quá lứa dẫn tới thua lỗ.
Khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa không bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ, trong đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt.
Trong khi xuất khẩu sang Mỹ và những thị trường nhỏ đang hồi phục rất mạnh mẽ thì xuất khẩu cá tra vào thị trường EU liên tục giảm, giảm tới tới 21% so với năm 2020.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 6 đạt 865 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 4,1 tỷ USD.
Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
Hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) và Công ty cổ phần Nam Việt (An Giang) đã được hưởng mức thuế suất là 0%.
DOC xác định mức thuế chống bán phá giá đối với Công ty CP Vĩnh Hoàn và Công ty CP Nam Việt trong đợt rà soát này là 0 USD/kg; các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa khác vẫn ở mức 2,39 USD/kg.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới nhờ các nước nhập khẩu kiểm soát được dịch bệnh.
Việc bùng phát nuôi cá tra giống đã làm dư thừa sản phẩm cá tra giống, mất cân đối cung-cầu, đẩy giá cá tra xuống còn 18.000-25.000 đồng/kg, khiến phần lớn hộ nuôi bị thua lỗ, rơi vào cảnh nợ nần.
Giá cá tra nguyên liệu ở tỉnh Đồng Tháp với giá từ 21.000-21.500 đồng/kg, tăng hơn 1.500 đồng/kg so cùng kỳ năm 2020; giá cá tra thịt trắng ở mức giá hơn 21.000 đồng/kg.
Tính đến hết quý 1/2021, xuất khẩu tôm ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu cá tra đạt 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo chuyên gia, nguyên nhân chưa kịp đáp ứng là do giá cá tra nguyên liệu trong giai đoạn cuối 2019, đầu năm 2020 thấp khiến người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.