Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là "chất liệu" cho công nghiệp văn hóa Việt Nam khởi sắc nhưng "mỏ vàng" ấy cần được đầu tư đúng cách thì mới khơi dậy hết tiềm năng.
Các chuyên gia cho rằng chỉ khi nền công nghiệp văn hóa Việt Nam được nhận diện đầy đủ trong bối cảnh toàn cầu thì chúng ta mới có những giải pháp phát triển phù hợp.
Khi mỗi người dân nhận thức được khái niệm và vai trò của công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thì Việt Nam mới có thể khẳng định được dấu ấn của mình trên bản đồ sáng tạo thế giới.
Phát triển công nghiệp văn hoá được kỳ vọng là sẽ đóng góp khoảng 8% GDP của Thủ đô vào năm 2030. Để có thể đạt mục tiêu này, Thành ủy Hà Nội sẽ phát triển một hệ sinh thái sáng tạo.
Hà Nội tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; thời trang; ẩm thực... phù hợp với thực tiễn.
Hà Nội đang tạo ra các cơ hội trao đổi, thúc đẩy, hình thành các cộng đồng sáng tạo, tìm kiếm các ý tưởng thiết kế để phát huy tốt hơn tiềm năng của Thủ đô trong xây dựng thành phố sáng tạo.
Những trải nghiệm cá nhân độc đáo của các nghệ sỹ trẻ, trong đó có những người chưa từng đặt chân đến Thủ đô thể hiện qua các tác phẩm tại triển lãm, sẽ đem đến cho công chúng những bất ngờ thú vị.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam và xúc tiến một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại các quốc gia như Hàn Quốc, Pháp, Nga, Trung Quốc...
Văn hóa dân gian chính là nguồn tài nguyên dồi dào cho những người làm văn hóa nghệ thuật khai thác, phát huy tính sáng tạo, góp phần đưa văn hóa dân gian đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đánh giá cao sự hỗ trợ của Hội đồng Anh trong việc phối hợp và hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong tháng 9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội.
ĐBQH Dương Minh Ánh cho rằng đầu tư cho văn hóa không chỉ là bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, gìn giữ "hồn cốt" của dân tộc mà còn mang lại nguồn thu không nhỏ cho các địa phương.
Phát triển công nghiệp văn hóa chính là con đường để văn hóa thủ đô Hà Nội tham gia cạnh tranh trên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp nội sinh của đất nước.
"Sức mạnh mềm" đó chính là việc sử dụng các giá trị văn hóa để sâu chuỗi tất cả các lĩnh vực khác nhau, giúp gia tăng giá trị trải nghiệm mới cho du khách cũng như người dân bản địa.
Các loại hình ca nhạc, kịch nói, cải lương, hài kịch, múa, múa rối là những yếu tố trọng tâm mà TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển để trở thành trung tâm của ngành nghệ thuật biểu diễn của cả nước.
TP.HCM xây dựng đề án "Chiến lược phát triển ngành văn hóa thành phố đến năm 2030," đồng thời xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh đầu tư các công trình văn hóa...
Phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua công nghệ số và các chính sách tạo điều kiện, công nghiệp văn hóa tại Trung Quốc đã hỗ trợ thêm cho các ngành công nghiệp khác và trở thành một trụ cột của nền kinh tế quốc dân.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chiến lược phát triển văn hóa giai đoạn tới cần chú trọng việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa là sức mạnh mềm.