Các cây xăng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và chưa chuyển mục đích sử dụng đất kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp không thể thực hiện cải tạo cửa hàng xăng dầu theo quy định.
Sau khi xác minh thông tin, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản và niêm phong hai trụ bơm xăng bị lỗi tại cửa hàng xăng dầu 38 thuộc Công ty cổ phần xăng dầu Petro Bình Phước.
Trên địa bàn An Giang, chưa phát hiện cửa hàng xăng, dầu nào ngưng, nghỉ bán hàng trái quy định, tuy nhiên, vẫn còn 16 cửa hàng hết cả xăng, dầu nhưng vẫn mở cửa.
Tổ công tác của Tổng cục Quản lý thị trường giám sát trên 50 cửa hàng xăng dầu tại địa bàn Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, phát hiện một số vi phạm.
Thành phố Hồ Chí Minh có tới hơn 550 cửa hàng xăng dầu, số đóng cửa hiện chỉ vài cửa hàng, chỉ là cá biệt, nguyên nhân chính là do nhân viên nghỉ Tết chứ không phải do thiếu nguồn cung.
Từ 15/11, Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng tiến hành ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu đối với tất cả các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối ở thành phố.
Tại Hải Phòng, có 6 doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động kinh doanh xăng dầu tại 8 cửa hàng và 7 doanh nghiệp xin điều chỉnh thời gian bán hàng xuống còn khoảng 10 giờ/ngày.
Sở Công Thương đã huy động doanh nghiệp có lượng nhập khẩu và phân phối lớn tập trung cung cấp; trong đó Petrolimex đang hoạt động với 200% công suất để đảm đương cho các đơn vị thiếu hụt nguồn cung.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết hiện, thành phố có 3/550 cửa hàng xăng dầu đang tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, 1/550 đang ngưng kinh doanh xăng dầu.
Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu đảm bảo nguồn cung bình quân hàng tháng cho đại lý bán lẻ xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của dân.
Theo Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, tính tới 14 giờ hôm nay (ngày 13/10), số lượng cửa hàng gián đoạn cung ứng xăng giảm một nửa, hầu như không còn tình trạng xếp hàng.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cũng cho biết, quan điểm của đơn vị là xử lý nghiêm theo quy định với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu găm hàng chờ tăng giá.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều ngày 10/10 đã có 121 trong tổng số 550 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa."
Tính đến chiều 10/10, Ninh Thuận có 5 cửa hàng xăng dầu đóng cửa, đồng thời, có 23 cửa hàng đang bán hạn chế do hết xăng dầu hoặc hết mặt hàng xăng chỉ còn dầu DO.
Qua kiểm tra xác định, lý do chính của 121 cửa hàng hết xăng do đã đặt xăng nhưng phía đơn vị cung cấp chưa phản hồi hoặc chưa thông tin về thời gian giao hàng.
Sở Công Thương TP.HCM vừa đề xuất Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố xem xét có phương án tạm thời để hỗ trợ di chuyển với phương tiện vận chuyển xăng, dầu được lưu thông trong giờ cao điểm.
Lý do chính khiến các cửa hàng trên địa bàn các quận Tân Bình, quận 12, huyện Bình Chánh... hết xăng do đã đặt xăng nhưng phía đơn vị cung cấp chưa phản hồi hoặc chưa thông tin về thời gian giao hàng.
Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn phải đảm bảo việc bán hàng không bị gián đoạn, nếu ngừng bán hàng phải có lý do chính đáng và được Sở chấp thuận bằng văn bản.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, thời gian qua, các chi phí, phụ phí nhập khẩu xăng dầu tăng lên 2-3 lần cộng với chi phí vận chuyển... nhưng cách tính giá xăng dầu vẫn không thay đổi.
Một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có văn bản phản ánh hết mặt hàng dầu DO 0,05s để cung cấp cho các tàu cá và cho sản xuất, tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.