Bài học kinh nghiệm cho thấy, các địa phương có hạ tầng giao thông phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; hạ tầng giao thông thuận lợi sẽ giảm chi phí logistics, thu hút các nhà đầu tư.
Thông tin 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 (bao gồm 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP và 8 dự án đầu tư công) với tổng chiều dài 652,9km.
Dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết đang bị cản trở tiến độ về đích bởi nút thắt cấp phép gia hạn các mỏ đất đắp để nhà thầu thi công hoàn thành tuyến đường.
Đối với công trình cao tốc, Đồng Tháp cam kết cung cấp 7,4 triệu m3 cát; trong đó có 2 tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là Cao Lãnh-An Hữu và Mỹ An-Cao Lãnh, tổng cộng khoảng 5,5 triệu m3.
Bộ Giao thông Vân tải kiến nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, gỡ vướng 620.000m3 vật liệu đất đắp còn lại giúp cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đáp ứng tiến độ.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, dự án cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ vẫn còn vướng nhiều vị trí chưa được giao mặt bằng dẫn đến việc thi công của nhà thầu gặp khó khăn.
Mặc dù đã đưa vào khánh thành từ cuối năm 2022, tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn vẫn còn một số hạng mục đang hoàn thiện. Tính đến ngày 4/3, sản lượng thực hiện dự án Cam Lộ-La Sơn đạt khoảng 99%.
Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư hoàn thiện cao tốc La Sơn-Túy Loan lên 4 làn xe, dự án dự kiến sẽ được thực hiện ngay từ tháng 6/2024, hoàn thành vào cuối năm 2025.
Tỉnh Hậu Giang sẽ giải quyết kịp thời, dứt điểm vướng mắc, lập thủ tục đề nghị cưỡng chế thu hồi đất trong tháng 3/2023 để đảm bảo mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 30/6/2023 để thi công cao tốc Bắc-Nam.
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao tỉnh đã thực hiện nhanh và quyết liệt, bài bản các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh thông việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, rõ ràng.
Bộ Giao thông Vận tải quán triệt mục tiêu, quyết liệt chỉ đạo các Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công phải đảm bảo tiến độ đến 30/4/2023 khánh thành đưa vào khai thác 3 dự án cao tốc Bắc-Nam.
Bảy dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với tổng chiều dài khoảng 411,6km sẽ được Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm nay.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các tỉnh, thành phải có giải pháp mạnh như xử phạt, xem xét thu hồi giấy phép đối với chủ mỏ ép giá bán nguồn vật liệu cao hơn so với giá đã công bố.
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ đề nghị các tỉnh khẩn trương bổ sung quy hoạch, tăng công suất các mỏ vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu thi công dự án cao tốc Bắc-Nam.
Do chưa được gia hạn vật liệu đất đắp nên phía nhà thầu không có vật liệu đất để thi công, cao tốc Bắc-Nam đoạn Phan Thiết-Dầu Giây có khả năng trễ hẹn hoàn thành vào ngày 30/4 tới đây.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban quản lý dự án phải quyết liệt hơn, phối hợp địa phương trong việc quản lý mặt bằng sau khi nhận bàn giao; tập trung tháo gỡ vướng mắc, không cầu toàn.
Dự án Cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu vẫn còn những thách thức ảnh hưởng đến tiến độ dự án như vướng mắc giải phóng mặt bằng tại 2 gói XL02, XL03 và một số điểm đang chờ dỡ gia tải để thi công.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, mang lại hiệu quả thiết thực, không kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng các dự án giao thông trọng điểm.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư/ban quản lý dự án cần quyết liệt, tập trung triển khai thi công với tiến độ nhanh nhất đảm bảo chất lượng tốt nhất theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.